Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng
Trước năm 2000, vì thiếu vốn, kinh nghiệm và kiến thức sản xuất nên gia đình chị Dương rất khó khăn. Tham gia sinh hoạt Hội ND, được dự các lớp tập huấn chăn nuôi rồi được Quỹ Hỗ trợ ND của Hội ND xã Phú Hồ cho vay 3 triệu đồng, chị mua 2 con heo nái về nuôi. Sau một năm, chúng đẻ hơn 30 con, đem lại doanh thu hơn 7 triệu đồng. Phấn khởi trước kết quả này, năm 2011, chị xây 8 ô chuồng chăn nuôi heo - có quy mô lớn nhất xã Phú Hồ.
Chuồng heo nhà chị Dương gồm 2 dãy với tổng diện tích 400m2, trong đó diện tích chuồng nuôi heo thịt là 100m2, diện tích chuồng nuôi heo nái đẻ và heo hậu bị 200m2, còn lại 100m2 là nơi úm heo con. Lúc nào trong chuồng cũng có chừng 20 con heo nái thuần và 10 con heo thịt.
Nhờ chịu khó học hỏi kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cộng với việc thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đàn heo nên chị không chỉ hiểu rõ "khẩu vị" của heo, mà còn bắt bệnh được sớm cho chúng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chính vì vậy năng suất heo nhà chị luôn cao. Chị Dương cho biết: Chăn nuôi gối đầu nhiều lứa nên tháng nào gia đình cũng có heo xuất chuồng. Heo con cứ 10-12kg/con là xuất chuồng vì lúc này bán rất được giá.
Hiện nay chị là chủ trang trại nuôi heo làm ăn có hiệu quả, thu nhập từ chăn nuôi bình quân 100 triệu đồng/ năm sau khi đã trừ chi phí.
Hiện trong chuồng nuôi của chị có 20 con heo thịt, 10 con heo nái và 20 con heo con. Heo nhiều, vợ chồng chị xây hầm biogas để hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Từ tiền bán heo, vợ chồng chị mua xe ô tô tải làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ bà con trong xã.
Mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi và dịch vụ của gia đình chị trên 200 triệu đồng. Chị còn là thành viên tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, từng giúp đỡ một số hộ chăn nuôi ở trong xã ngăn chặn được dịch bệnh cho đàn gia súc.
Chị Dương tiết lộ, chị đang có kế hoạch nâng tổng đàn heo, xây chuồng trại nuôi 200 con gà thịt...
Related news
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Hội thảo chuyên đề “Việt Nam có nên mở rộng XK gạo?” do Viện chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, cho biết, XK gạo năm nay khó khăn.
ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa ĐX, có nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp tạm trữ lúa gạo để đảm bảo việc tiêu thụ, giữ giá lúa của nông dân. NNVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Chí Bửu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam xung quanh vấn đề này.
Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen
Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m