Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế
Ngày đăng: 27/11/2014

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Tham gia hội nghị quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) tổ chức ngày 26/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong ngành nông nghiệp đã đề xuất các giải pháp tạo sản phẩm giá trị gia tăng để xuất khẩu cũng như việc đưa sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm của Việt Nam vào hệ thống bán lẻ quốc tế.

Ông Đàm Ngọc Năm, Phó Cục trưởng Cục Nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mặc dù nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam chiếm giữ vị thế hàng đầu trên thế giới như điều, hồ tiêu, gạo và càphê… nhưng do tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô, xuất khẩu nguyên liệu còn lớn nên giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa cao.

Việc triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo quy hoạch vẫn còn hạn chế do khó khăn về nguồn lực đầu tư hạ tầng, giống, mạng lưới bao tiêu… Công nghiệp chế biến sâu vẫn chưa phổ biến, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về tài chính nên ít có khả năng đầu tư trang thiết bị đồng bộ nâng cao giá trị sản phẩm. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp phụ trợ để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến là hết sức quan trọng.

Cùng nhận định trên, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.

Đơn cử như mặt hàng rau củ quả, phần lớn chưa được đưa vào chế biến mà chỉ qua sơ chế hoặc xuất thô, chủ yếu thuộc ba dạng là đồ hộp, nước trái cây và trái cây sấy khô. Nếu biết tích hợp chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, tăng năng suất thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

Theo bà Lý Kim Chi, đây là hoạt động hỗ trợ đầu ra cho ngành nguyên liệu thực phẩm, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm sạch, bền vững.

Vì vậy, doanh nghiệp cần mạnh dạn đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để đạt độ tự động hóa cao, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời vấn đề nghiên cứu thị trường cần được mở rộng, đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với khẩu vị, tập quán của từng thị trường, khách hàng. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu cần gắn với hoàn thiện kênh phân phối.

Ông Mr Koos Eyk, Chuyên gia CBI cho rằng, để tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm có giá trị gia tăng tại EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cho ngành thực phẩm của mình như xác định đối tượng mục tiêu, xu hướng, nhu cầu kể cả việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, ý nghĩa logo thương hiệu…

Theo ông Đàm Ngọc Năm, năm 2013, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam đạt hơn 800.000 tỷ đồng. Riêng 10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt hơn 25 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132047/Dua-nong-san-Viet-vao-he-thong-ban-le-quoc-te


Có thể bạn quan tâm

Cần định hướng phát triển diện tích nuôi cá rô phi Cần định hướng phát triển diện tích nuôi cá rô phi

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là 1 trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước do có thể nuôi được ở cả nước ngọt và diện tích nước lợ ven biển.

18/05/2015
Ngành chăn nuôi nỗi lo yếu thế trong tiến trình hội nhập Ngành chăn nuôi nỗi lo yếu thế trong tiến trình hội nhập

Ngành chăn nuôi tuy đã bước đầu triển khai kế hoạch tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, song vẫn bị đánh giá là ngành tương đối yếu thế, nhất là trong giai đoạn hội nhập sâu đang đến rất gần.

18/05/2015
Giá muối giảm mạnh, diêm dân điêu đứng Giá muối giảm mạnh, diêm dân điêu đứng

Giá muối liên tục giảm sâu khiến diêm dân Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi điêu đứng.

18/05/2015
Thị trường phân bón ổn định giá Thị trường phân bón ổn định giá

Theo ghi nhận, thị trường phân bón đầu vụ hè thu trên cả nước thời điểm này khá dồi dào về chủng loại, nguồn cung; giá cả có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước.

18/05/2015
Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn

Dù trong khoảng 2 tuần trở lại đây, trên địa bàn huyện Chư Sê đã xuất hiện nhiều đợt mưa với lượng mưa tương đối lớn đã góp phần giải cơn khát kéo dài trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Tuy nhiên, cơn đại hạn vừa qua đã gây thiệt hại lớn đến tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015 của người dân Chư Sê nói riêng và trên toàn địa bàn tỉnh nói chung.

18/05/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.