Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Theo báo cáo của UBND huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay trên địa bàn huyện có 2 đối tác bao tiêu sản phẩm cây mía là Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh và Nhà máy đường Biên Hòa-Tây Ninh.
Tính từ năm 2006 đến nay, các công ty đã ký hợp đồng với 199 hộ dân tham gia sản xuất mía, với tổng diện tích hơn 1.593 ha. Trong 2 năm 2013- 2014, cây mía bắt đầu phát triển mạnh trên đất Trảng Bàng.
Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, các công ty đã ký hợp đồng với 52 hộ tham gia sản xuất, với tổng diện tích 607 ha. Số diện tích mía tập trung chủ yếu ở các xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Hưng Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Bình Thạnh và An Tịnh.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài những vật nuôi quen thuộc như trâu, bò, heo, gà… thời gian gần đây, người dân huyện Sông Hinh (Phú Yên) đang tiếp cận với đối tượng nuôi mới là rắn mối.

Hội nhập và tự do hóa thương mại, gần đây nhiều chuyên gia kinh tế đều chung nhận định: Khi tham gia vào TPP sẽ là cơ hội cho các ngành như dệt may, da giày vốn là lợi thế nhưng lại là thách thức rất lớn cho ngành chăn nuôi vốn đã có nhiều rủi ro, kém sức cạnh tranh của chúng ta.

Vào ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán.

Chỉ mới vụ thu hoạch đầu tiên nhưng bắp (ngô) chuyển gen đã và đang mang lại niềm vui cho hàng ngàn hộ dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).