Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản
Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.
Với đội tàu dịch vụ ngày càng lớn mạnh, các tàu khai thác có thêm cơ hội bám biển dài ngày. Mỗi chuyến đi của đội tàu dịch vụ trung bình chỉ kéo dài 4 đến 5 ngày, nguồn hải sản mang về đất liền bảo đảm chất lượng hơn.
Thời gian tới, ngư dân sẽ hướng các phương tiện dịch vụ đơn lẻ thành lập tổ đoàn kết dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Các tổ thành lập theo đúng quy trình, trên cơ sở tự nguyện, cùng tham gia hỗ trợ nhau thu mua hải sản, cung ứng lương thực, thực phẩm và nhiên liệu trên biển cho các phương tiện khai thác. Để làm được điều đó, các cấp chính quyền phường Quảng Tiến cần khuyến khích ngư dân chuyển từ ngư nghiệp đơn thuần sang kết hợp với các loại hình thương mại và dịch vụ hậu cần tạo nên chuỗi khép kín “khai thác - thu mua - chế biến”.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132018/Phuong-Quang-Tien-(Sam-Son):-Phat-trien-dich-vu-hau-can,-tang-hieu-qua-khai-thac-hai-san
Có thể bạn quan tâm
Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, dịch tai xanh (DTX) đã bùng phát tại Hà Nội. Theo Chi cục Thú y Hà Nội, từ cuối tháng 4 đến nay, DTX đã xuất hiện tại một số xã thuộc các huyện Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây.
Giá ớt tươi tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đang ở mức cao. Thêm vào đó, nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất, sản lượng ớt tăng, nông dân có nguồn thu nhập không nhỏ...
Nhiều ngày nay, ở Quảng Trị, người nuôi tôm ở các xã Trung Giang, huyện Gio Linh và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi chưa đến thời điểm thu hoạch
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thực nghiệm thành công Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”. Dự án do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ thực hiện tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên). Kết quả, sau 6 tháng nuôi, thu hoạch đạt hơn 1 tấn tôm càng xanh, giá bán từ 180.000 - 250.000 đồng/kg, trừ chi phí đạt lợi nhuận 100 triệu đồng (1 lời 1), mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm càng xanh trong ao đất.
Phát huy tiềm năng sẵn có của thiên nhiên ưu đãi vùng đất ven sông Cổ Chiên, trong thời gian qua bà con nông dân ấp Mỹ Trạch, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước ao hồ mương vườn và bãi bồi ven sông để đánh bắt và nuôi các loại thủy sản có giá trị để tăng hiệu quả kinh tế.