Năng Suất Tôm Nuôi Giảm 4 Tạ/ha Ở Tuy An (Phú Yên)
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, toàn huyện đã thả nuôi được 310ha tôm, gồm 250ha tôm thẻ chân trắng và 60ha tôm sú.
Do thời tiết nắng nóng kéo dài và chất lượng con giống thả nuôi không đảm bảo nên đã có 39,5ha tôm nuôi từ 1,2 đến 2 tháng tuổi bị mắc bệnh thân đỏ đốm trắng, hoặc hội chứng gan tụy, trong đó có 8,5ha tôm nuôi bị mất trắng. Do bị ảnh hưởng của dịch bệnh, nên đã có 45ha tôm nuôi phải thu hoạch sớm, năng suất bình quân chỉ đạt 32 tạ/ha, thấp hơn 4 tạ/ha so với cùng kỳ.
Phòng NN-PTNT huyện đã chỉ đạo các địa phương và hộ nuôi tôm tập trung khoanh vùng xử lý dịch bệnh, nhằm hạn chế tình trạng dịch bệnh lây lan sang diện rộng; tạm ngừng thả giống tại các khu vực tôm nuôi đã bị mắc bệnh, cần thiết giảm diện tích nuôi tôm trong vụ này.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.
Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.
Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.
Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.
Hiện, Trung tâm thủy sản đã hoàn thành việc xây dựng 20 điểm vệ tinh cung ứng và đăng ký kinh doanh giống thủy sản tại địa bàn các huyện, thành phố.