Phú Yên tăng cường phòng, tránh dịch bệnh cho tôm nuôi
Theo đó, vùng nuôi thuộc đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) có độ mặn ổn định từ 35 đến 36‰, khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An) ở mức 31 - 32‰, vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) dao động từ 15 đến 35‰. Độ kiềm và pH ở hầu hết các điểm thu mẫu trong tỉnh đều trong ngưỡng cho phép, riêng 2 điểm Vũng Diều (xã An Cư, huyện Tuy An) và Phước Giang (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) có pH nước hơi thấp (7,5).
Hàm lượng phosphat cao gấp 2 đến 4 lần so với ngưỡng cho phép được phát hiện tại các điểm Diêm Hội (xã An Hòa, huyện Tuy An) và Phước Giang; hàm lượng NH3 ở Diêm Hội khá cao (1,03mg/l). Phát hiện ô nhiễm vi sinh ở các điểm thu mẫu Diêm Hội và Phước Giang với mật độ vibrio tổng số cao trên ngưỡng cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Nguy cơ tôm nuôi bị nhiễm các bệnh do nhiễm khuẩn ở vùng nuôi Phước Giang là rất cao, nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo chất lượng nước tại các vùng nuôi thủy sản diễn biến phức tạp, nguy cơ tôm nuôi mắc các bệnh nhiễm khuẩn là rất cao. Người nuôi nên bơm nước vào ao ở những thời điểm nước lớn, tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung.
Có thể bạn quan tâm
Bắc Giang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 12. 000 ha, sản lượng đạt trên 27 nghìn tấn/năm và là địa phương có diện tích và sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tiêu úng đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn bộc lộ những bất cập.
Ngày 30-8, UBND huyện An Phú tổ chức lễ phát động và thả 1.500kg cá giống, với số lượng khoảng 1,2 con giống, thuộc 20 loại cá bản địa có nguồn gốc từ tự nhiên xuống Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu đến dự và tham gia lễ thả cá.
Ngày 29-8, ông Trần Phúc Chỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng các thành viên đoàn giám sát đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Số liệu thống kê cho thấy, đến nay đã có khoảng 50 loài thủy sinh vật ngoại lai được nhập vào Việt Nam với mục đích nuôi thương phẩm và khoảng 190 loài cá cảnh được nhập để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Trong sô các loài cá cảnh được nhập có cá lau kính, hay còn gọi là cá tỳ bà hoặc cá dọn bể (Hypostomus punctatus).
Hiện nay, tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) tràn lan, không thể kiểm soát đã thật sự làm đau đầu ngành Nông nghiệp. Các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh từ đối tượng “ngoại lai” này. Bởi, TTCT gây tác động xấu đến môi trường và tính đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững.