Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đụng Lợn Sạch Ăn Tết

Đụng Lợn Sạch Ăn Tết
Ngày đăng: 24/01/2014

Để phòng ngừa thực phẩm không an toàn, nhiều gia đình ở thôn quê nuôi lợn ăn Tết thay vì mua ở chợ như hằng ngày. Gia đình anh Nguyễn Văn Thịnh, thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) 3 năm nay đều nuôi lợn thịt chia cho anh em trong nhà ngày Tết. Anh Thịnh chia sẻ: "Ngoài thịt lợn vào ngày Tết, thi thoảng tôi cùng một số nhà hàng xóm, anh em trong gia đình cũng mổ lợn do chính mình nuôi bảo quản bằng tủ lạnh ăn dần”.

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

Ngoài Hợp Thịnh, được biết dịp này khắp các vùng quê trong tỉnh nhiều nhà đang vỗ lợn chờ Tết để ăn đụng. Ông Nguyễn Văn Nước, thôn Phúc Mãn, xã Xuân Hương (Lạng Giang) cho biết: "Tôi nghỉ hưu, có nhiều thời gian rảnh rỗi, các con đều đi làm ăn xa nên nuôi con lợn để thịt, Tết đến con cháu quây quần. Từ tháng Hai, tôi tìm mua lợn con giống siêu nạc, nuôi bằng thức ăn sẵn có trong vườn. Giáp Tết lại gọi con cháu về mổ lợn rồi chia cho mỗi đứa một ít”.

Việc chuẩn bị lợn ăn Tết khá chu đáo. Vài gia đình trong thôn cùng nhau mua một con lợn để nuôi. Có nhà chọn mua lợn nuôi từ đầu năm đến cuối năm mới thịt. Có hộ thì cách Tết chừng 3-4 tháng, mua một con lợn khoảng 30 cân cho nhanh. Thức ăn cho lợn chỉ là rau xanh, củ, quả do nhà trồng được, cơm canh thừa, cám gạo, ngô, bột sắn và không sử dụng bất cứ loại thức ăn tăng trọng hay kháng sinh nào. Trước khi giết mổ hai tuần, cho lợn ăn nhiều thân cây chuối. Những người có kinh nghiệm cho biết làm như vậy ruột lợn sẽ sạch, khi chế biến món lòng mới giòn, trắng, thơm ngon.

Ngoài hộ dân, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã nhạy bén nắm bắt tâm lý người tiêu dùng chủ động liên kết với trang trại chăn nuôi để có sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường. Thực tế cho thấy, các điểm bán sản phẩm sạch tiêu thụ thuận lợi.

Ông Vũ Đình Phượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: "Hiện nay, việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vì vậy, các trang trại, người dân trong tỉnh cần quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng quy trình chăn nuôi an toàn để không chỉ có sản phẩm sạch cung ứng trong ngày Tết mà cả trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Đây được coi là hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá”.


Có thể bạn quan tâm

Người Dân Xuất Bán Tôm Sớm Ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) Người Dân Xuất Bán Tôm Sớm Ở Vạn Ninh (Khánh Hòa)

Gần đây, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng tại xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa) đã xuất bán tôm sớm hơn dự định. Tôm chỉ mới được thả nuôi hơn 2 tháng, kích cỡ hơn 140 con/kg đã được xuất bán với giá 83.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do người dân lo ngại thời tiết nắng nóng kéo dài, trong khi nguồn nước dẫn vào đìa nuôi tôm thiếu và bị ô nhiễm, tôm rất dễ bị dịch bệnh.

30/05/2013
Tăng Cường Các Biện Pháp Dập Dịch Heo Tai Xanh Tăng Cường Các Biện Pháp Dập Dịch Heo Tai Xanh

Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...

09/09/2012
Người Nuôi Bò Có Lãi Ở Phú Yên Người Nuôi Bò Có Lãi Ở Phú Yên

Trong khi người nuôi heo và gia cầm lại gặp khó khăn thì người nuôi bò ở Phú Yên thu lãi lớn vì giá thịt bò đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ rộng. Những hộ nuôi bò ở các địa phương đang đầu tư phát triển đàn.

11/09/2012
Chương trình kiên cố hóa kênh mương cần được ưu tiên cấp vốn Chương trình kiên cố hóa kênh mương cần được ưu tiên cấp vốn

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HÐND ngày 26.7.2013 của HÐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (KCHKM), kênh mương nội đồng (KMNÐ) giai đoạn 2013-2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta từng bước được hoàn thiện, phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu, tiến độ thực hiện KCHKM vẫn còn chậm do vốn đầu tư thấp.

03/09/2015
Đẩy Mạnh Phát Triển Mô Hình Lúa - Cá Ở Yên Đồng (Ninh Bình) Đẩy Mạnh Phát Triển Mô Hình Lúa - Cá Ở Yên Đồng (Ninh Bình)

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.

16/09/2012