Nắng Nóng Tiếp Diễn, Tăng Cường Chống Hạn
Nắng hạn vẫn đang tiếp tục hoành hành tại nhiều địa phương trong tỉnh khiến hàng nghìn hécta cây trồng bị chết, thiếu nước. Trong khi đó, đã có ít nhất hơn 1.400ha rừng bị khô, chết, dẫn đến liên tục xảy ra cháy rừng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường chống hạn, hạn chế tối đa cháy rừng.
CÂY VẪN KHÔ, RỪNG TIẾP TỤC CHÁY
Theo Sở NN-PTNT, do mưa ít, nắng nóng kéo dài dẫn đến nhiều sông, suối, ao hồ, kênh mương cạn kiệt, thiếu hụt nguồn nước đã gây ra hạn hán trên diện rộng. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 8.720ha lúa hè thu bị thiếu nước phải bơm tưới và triển khai các phương án chống hạn.
Trong đó, TP Tuy Hòa 295ha, TX Sông Cầu 159ha, các huyện Đông Hòa 972ha, Tây Hòa 1.101ha, Đồng Xuân 868ha, Tuy An 724ha, Sông Hinh 140ha, Sơn Hòa 350ha (nằm trong hệ thống tưới thủy nông Đồng Cam 4.109ha).
Ngoài ra, hơn 534ha lúa thuộc các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, TX Sông Cầu bị khô cháy, có khả năng mất trắng. Trong khi đó, các loại cây trồng khác như mía đã có 3.225ha bị hạn, giảm năng suất từ 15 đến 30%; trên 4.800ha sắn bị hạn không mọc hoặc không phát triển; hơn 7.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, tăng gần 1.000 hộ so với trung tuần tháng 7.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, tăng 10 vụ so với cùng kỳ năm 2013, làm thiệt hại gần 250ha rừng trồng. Vụ cháy gần đây nhất xảy ra cháy hơn 12ha rừng ở huyện Đồng Xuân và hơn 1.200m2 vườn thực vật Núi Nhạn, TP Tuy Hòa. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, có hơn 1.460ha rừng trồng bị chết khô do nắng nóng, chủ yếu tại huyện Đồng Xuân, Tuy An và TX Sông Cầu.
Tại cuộc họp bàn phương pháp chống hạn diễn ra vào ngày 8/8, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc cho biết, đã cấp bổ sung dự toán ngân sách năm 2014 cho huyện Tuy An và Đồng Xuân và mới đây, Chính phủ cũng đã hỗ trợ tỉnh 10,9 tỉ đồng để chống hạn, khắc phục hậu quả thiệt hại do nắng nóng gây ra. UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Tài chính phân bổ nguồn kinh phí trên cho các địa phương thực hiện công tác chống hạn.
TRÍCH NGÂN SÁCH HÀNG CHỤC TỈ ĐỒNG CHỐNG HẠN
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc cho biết, tỉnh liên tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình hạn hán để kịp thời triển khai các biện pháp chống hạn; kiểm tra, rà soát tình hình thiếu đói do ảnh hưởng của hạn hán để chủ động đề xuất các cấp, ngành giải quyết kịp thời và có kế hoạch chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.
Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh phối hợp các địa phương kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện đúng quy định về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng…
Trước thực trạng trên, các địa phương phải trích ngân sách gần 29 tỉ đồng tu bổ, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy thượng lưu đập dâng, đào kênh dẫn dòng tập trung nước về các bể hút; tăng ca, tăng giờ bơm vượt định mức từ 20 đến 30%; bổ sung các trạm bơm dã chiến, khoan, đào thêm các giếng nước…
Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam phải cho hoạt động các trạm bơm chống hạn Hòa Định Đông (6 tổ máy, công suất 1.000m3/giờ, bổ sung nước cho kênh chính Bắc), Đồng Bò (5 tổ máy, công suất 1.000m3/giờ, bổ sung nước cho kênh chính Nam), Hòa Mỹ Đông (3 tổ máy, công suất 1.000m3/ giờ, bổ sung nước cho kênh N2 Nam) và lắp đặt các trạm bơm dã chiến đặt tại những vị trí có nguồn nước, bơm tối đa chống hạn.
Đồng Xuân là địa bàn chịu hạn hán nặng nhất tỉnh, huyện đã lắp đặt máy bơm chống hạn tại Trạm bơm điện Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 để bơm nước từ sông Trà Bương chống hạn cho hơn 50ha lúa đồng Gò Đế. Huyện Tuy An cũng bố trí 9 máy bơm tại vị trí đầu kênh chính của hệ thống thủy nông Tam Giang, bơm bổ sung nước vào kênh tưới chống hạn cho 724ha lúa hè thu, tăng hơn 200ha so với trung tuần tháng 7.
Ông Bùi Văn Định, Trưởng Trạm quản lý thủy nông Phú Xuân, huyện Đồng Xuân cho biết, nắng hạn gay gắt, nên ngay từ đầu vụ đơn vị đã chủ động cắt giảm tưới hơn 1/2 diện tích lúa hè thu. Ngoài hệ thống tự chảy, đơn vị còn sử dụng hệ thống trạm bơm điện dọc sông Trà Bương bơm bổ sung vào kênh mương phục vụ tưới cho 50ha lúa thuộc cánh đồng thôn Thạnh Đức. Tuy nhiên, hiện mực nước hồ Phú Xuân đã hạ thấp dưới mực nước chết, vì vậy ban quản lý tiếp tục huy động nhân lực cùng hai máy bơm điện bơm nước cứu lúa.
Có thể bạn quan tâm
Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)
Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.
Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.
Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.
Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.