Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nâng Cấp Ao Nuôi Thủy Sản

Nâng Cấp Ao Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 27/04/2014

Những ao nuôi truyền thống trước đây, được hình thành khi đào lấy đất tôn nền nhà thường nhỏ, nông, bờ thấp nên môi trường ao nuôi kém thuận lợi cho nuôi cá. Những ao như vậy năng suất kém và thường hay xảy ra rủi ro, những ao này cần được cải tạo để có năng suất cao hơn.

Ao nhỏ và ao to

Ai cũng biết, ao rộng nước nhiều thì cá to, ao có diện tích 0,5-1ha rất thuận lợi cho sinh trưởng của cá, ao nhỏ khó điều khiển chất lượng nước ao, oxy hòa tan biến động mạnh. Khi nuôi ghép với mật độ cao, không có sự xáo trộn mặt nước nhờ gió, vì vậy ao to có nhiều thuận lợi hơn, nếu có điều kiện ta nên biến ao nhỏ thành ao to.

Ao nông và ao sâu

Độ sâu của ao có quan hệ trực tiếp đến năng suất thuỷ sản, do hoàn cảnh cụ thể diện tích ao khó mở rộng nhưng độ sâu của ao chúng ta có thể hoàn toàn chủ động thông qua cải tạo. Ao sâu, khi thu hoạch nước ao ít bị đục, nhiệt độ ở đáy ao ổn định hơn. Nhưng nếu ao quá sâu cũng không có lợi vì ở tầng sâu ánh sáng không chiếu tới, sinh vật thức ăn kém phát triển, oxy thiếu, sinh nhiều khí độc có hại cho cá.

Ao tù và ao nước lưu thông

Tốt nhất là những ao có thể chủ động thay nước, nước ao có sự thay đổi thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá, những ao nước tù (không thể thay nước trong quá trình nuôi) năng suất không cao, trái lại những ao để nước chảy qua liên tục làm mất hết mầu ao thì cá cũng thiếu thức ăn, lớn chậm. Nước ao cần được thay đổi theo định kỳ.

Bờ cao và bờ thấp

Bờ ao phải đủ cao để phòng lụt cá đi mất, thông thường bờ cao hơn mực nước tối đa 0,5m, bờ rộng để giữ nước, trên mép bờ có thể trồng các cây thức ăn cho cá (trồng rau, cỏ, cây làm phân xanh…).

Tuy nhiên trong trường hợp chưa cải tạo được, chúng ta phải lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với ao sẵn có.

Một gia đình tại Phú Thọ, có một cái hố bom, hàng năm ông chủ thả xuống những con cá trắm cỏ giống. Hàng ngày, cho ăn bằng cỏ làm trên vườn, cơm thừa (như nuôi lợn trước đây). Cuối năm, mỗi con cá thịt thu hoạch cũng được vài ba kilogram. Gia đình ông không những đủ cá lớn ăn tết, còn giúp bà con có cá ăn trong dịp tết.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh thường gặp trên tôm Bệnh thường gặp trên tôm

Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh.

10/03/2015
Bệnh phân trắng Bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhưng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho người nuôi tôm.

10/03/2015
Bệnh đen mang Bệnh đen mang

Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm (Black Gill Disease)

10/03/2015
Bệnh đóng rong, đóng nhớt Bệnh đóng rong, đóng nhớt

Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh.

10/03/2015
Bệnh mềm vỏ Bệnh mềm vỏ

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ.

10/03/2015