Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật quản lý độ pH trong nước ao nuôi tôm

Kỹ thuật quản lý độ pH trong nước ao nuôi tôm
Tác giả: Nuoitomviet sưu tầm
Ngày đăng: 18/05/2018

Độ pH rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với con tôm. Việc kiểm soát chỉ số pH nước ao nuôi cũng là khâu vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại vụ tôm.

I/ Độ pH là gi?

pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Một dung dịch trung hòa (hoạt độ của các ion hiđrô cân bằng với hoạt độ của các ion hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

II/ Nuôi tôm và sự dao động pH

Khoảng pH lý tưởng cho các loài động vật thủy sản nằm trong khoảng 6.0 – 8.5. Nếu pH thấp hơn khoảng này sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và khả năng nhiễm bệnh cao của các loài thủy sản nuôi. Nếu pH >9.0 trong thời gian dài cũng sẽ gây nên tác hại ảnh hưởng giống như thấp hơn ngưỡng tối ưu. Trường hợp pH<4 hoặc pH>10 sẽ gây tử vong cho vật nuôi thủy sản.

Đối với con tôm pH thích hợp nhất từ 7.5 – 8.5 để nuôi. Nếu pH  > 9 thì các Anomium (NH4+) sẽ chuyển thành Amonia (NH3) ảnh hưởng đến tôm. Khi pH < 6,5 thì các kim loại nặng (Fe, Cu, Hg, Pb…) dưới nền đáy ao sẽ giải phóng vào nước gây độc cho tôm. Đồng thời, pH thấp sẽ giảm sự tích trữ khoáng trong tôm, gây hiện tượng mềm vỏ khi lột xác. Việc kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát tảo và lượng ôxít cacbon (CO2) do tôm thải ra trong quá trình hô hấp. Cần duy trì pH 7,8 - 8,2 và biên độ dao động trong ngày của pH nhỏ hơn 0,3 là tối ưu nhất. Lượng CO2 sinh ra phụ thuộc vào khối lượng tôm nuôi. pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước, làm axít hóa nước. Tổng độ kiềm của nước là năng lực hệ đệm của nước trong việc trung hòa các axít bởi các bazơ (HCO3, CO3- và OH-). Độ kiềm nước càng thấp thì biến động pH càng lớn. Nếu độ kiềm xuống thấp sẽ làm pH biến động lớn trong ngày, gây stress (sốc) và chết tôm. 

1/ Trường hợp pH < 7.5 có thể do một số nguyên nhân như đất bị nhiễm phèn, hệ tảo kém phát triển hoặc nước thay vào có pH thấp. Tác hại sẽ làm tôm giảm ăn, ảnh hưởng đến sự lột vỏ của tôm, tang tính độc của H2S và khó gây màu nước. Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp cải thiện như bón vôi (CaCO3) 10 - 15 kg/1.000 m3 nước vào buổi sáng, bón vôi (CaCO3) trên bờ trước khi mưa từ 15 - 20 kg/100 m2, hay nước có độ pH cao hơn, bón phân gây màu nếu độ trong trên 40 cm.

2/ Trường hợp pH có sự chênh lệch sáng chiều lớn hơn 0.5 đơn vị pH do nguyên nhân nước trong ao nuôi  có màu quá sậm (độ trong thấp dưới 20 cm) hoặc do hệ đệm (HCO3-, CO32) trong ao nuôi thấp. Gây ra tôm bị sốc, có thể nổi đầu vào buổi sáng sớm do trong ao nuôi thiếu oxy, tôm kém ăn. Cách khắc phục nên thay nước (nếu có nguồn nước trong ao lắng đạt yêu cầu để giảm màu nước quá sậm), hoặc có thể bón vôi CaCO3 ban đêm để làm giảm tảo (10 - 15 kg/1.000 m3 nước, liên tục 2 - 3 đêm), dùng  các loại hóa chất như: Formol, BKC ... diệt bớt tảo. Sau 3 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường.

3/ Trường hợp pH trong ao trên 8.5 do tảo phát triển nhiều, màu nước sậm, độ trong thấp,  bón vôi quá nhiều trong giai đoạn cải tạo. Gây hiện tượng  tôm khó lột xác, tăng tính độc hại của khí NH3 (Amoniac), tôm dễ bị sốc, giảm bắt mồi. Biện pháp xử lý kiểm tra pH đất lúc cải tạo để tránh dùng vôi quá mức cần thiết. Nếu có nguồn nước tốt từ ao lắng nên thay nước để giảm tảo, mùn bả hữu cơ và chất lơ lửng. Bón vôi vào ban đêm (nếu tảo phát triển quá dày) và dùng các loại hóa chất có tính acid nhẹ để giảm pH.

Trích nguồn: Tài liệu "QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CÔNG NGHIỆP"


Có thể bạn quan tâm

Xử lý nước có độ pH cao như thế nào cho hiệu quả? Xử lý nước có độ pH cao như thế nào cho hiệu quả?

pH trong nước quá cao và kéo dài sẽ làm tôm cá còi, chậm lớn thậm chí là chết. Xử lý nước có độ pH cao hay nói cách khác là giảm pH và giữ ổn định

17/05/2018
Tổng hợp các căn bệnh thường gặp và cách phòng trị trong nuôi tôm (Phần 1) Tổng hợp các căn bệnh thường gặp và cách phòng trị trong nuôi tôm (Phần 1)

Bệnh do vi khuẩn dạng sợi, Bệnh do vi khuẩn Vibrio, Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng, Bệnh đóng rong hay mảng bám, Bệnh cong thân, Bệnh thiếu vitamin C

17/05/2018
Tổng hợp các căn bệnh thường gặp và cách phòng trị trong nuôi tôm (Phần 2) Tổng hợp các căn bệnh thường gặp và cách phòng trị trong nuôi tôm (Phần 2)

Hội chứng Taura, Bệnh đen mang, Bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, Bệnh virus đốm trắng, Bệnh do virus gây hoại tử cơ, Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu...

17/05/2018