Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Giảm nguy cơ dịch bệnh gan tụy trên tôm nuôi quy mô nhỏ

Giảm nguy cơ dịch bệnh gan tụy trên tôm nuôi quy mô nhỏ
Tác giả: TS. Nguyễn Duy Hòa
Ngày đăng: 18/05/2018

Hiện nay các quy trình công nghệ như Quy trình nuôi 3 pha, công nghệ nuôi bioflocs, công nghệ nuôi nước chảy trong nhà chỉ thích hợp cho các trại nuôi lớn, đầu tư hạ tầng cơ sở bài bản, có kiến thức và kinh nghiệm trong việc điều chỉnh mật độ tảo, mật độ vi sinh và các yếu tố chất lượng nước môi trường nuôi trong khi hầu hết người nuôi tôm ở Việt Nam là người nông dân có diện tích nuôi nhỏ (3 đến 10 ao), nuôi tôm chủ yếu bằng kinh nghiệm vì vậy việc áp dụng các quy trình công nghệ đòi hỏi kiến thức khoa học như bioflocs, công nghệ nuôi nước chảy, quy trình 3 pha là khó khả thi.

Vì vậy, đối với người nuôi nhỏ có thể áp dụng Quy trình diệt khuẩn định kỳ ở giai đoạn đầu trong khi can thiệp các chủng vi sinh có lợi giai đoạn sau có thể là giải pháp đơn giản hơn cho người nuôi tôm:

I/ Giai đoạn 45 ngày nuôi đầu tiên (từ ngày thả giống đến ngày 45):

1. Cứ  4 - 5 ngày 1 lần dùng sản phẩm Sanocare PUR (của Công ty INVE Aquaculture) diệt khuẩn định kỳ ở liều 0,4 ppm (400g cho 1.000 m3 nước). Sản phẩm Sanocare PUR còn có lợi điểm là không làm rớt tảo (người nuôi tôm tuyệt đối không nên dùng các chất có gốc Iodin để diệt khuẩn vì rất độc cho tôm khi tôm hấp thu qua mang, cũng không dùng các chất như BKC diệt khuẩn vì những chất này sẽ diệt luôn tảo và khi tảo chết là nguồn gây độc cho tôm đồng thời tảo chết là nguồn chất hữu cơ rất tốt cho Vibrio paraheamolyticus phát triển....).

2. Trong giai đoạn này hạn chế dùng vi sinh xử lý đáy ao, tuy nhiên khi màu tảo đậm màu có thể dùng vi sinh để cắt bớt tảo vào thời điểm 36-48 giờ sau khi dùng Sanocare PUR, nghĩa là tối thiểu 1,5 ngày sau khi dùng Sanocare PUR mới có thể dùng sản phẩm vi sinh Sanolife Pro W để cắt tảo khi nước có màu đậm.

3. Cứ 7-10 ngày 1 lần dùng sản phẩm Sanolife Nutrilake để kích thích tảo khuê phát triển, khoáng hóa chất hữu cơ đáy ao và khử khí độc đáy ao ở liều dùng 3,5 kg cho 1.000 khối nước.

4. Hàng ngày trộn sản phẩm vi sinh đường ruột Sanolife Pro 2 vào thức ăn ở liều 5g/Kg ở tháng nuôi đầu, giảm xuống 3g/Kg thức ăn từ tháng nuôi thứ 2 đến thu hoạch. Mỗi ngày trộn 2 cử: sáng và chiều tối – cách nhau 12 giờ.

5. Ngoài ra, cần tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn sản phẩm Sano Top S hàng ngày vào thức ăn ở liều 10g/Kg ở tháng nuôi đầu, giảm xuống 5g/Kg thức ăn từ tháng nuôi thứ 2 đến thu hoạch. Mỗi ngày trộn 2 cử: sáng và chiều tối – cách nhau 12 giờ.

6. Khi Ammonia lên cao thì dùng sản phẩm Sanolife AFM ở liều 1 lít cho 3.000-5.000m3 nước.

II/ Giai đoạn nuôi từ ngày 45 đến thu hoạch

1. Cứ  7-10 ngày 1 lần dùng sản phẩm Sanocare PUR (của Công ty INVE Aquaculture) diệt khuẩn định kỳ ở liều 0,4 ppm (400g cho 1.000 m3 nước). Sản phẩm này không làm rớt tảo

2. Trong giai đoạn này cần tăng cường dùng vi sinh xử lý đáy ao vào thời điểm 36-48 giờ sau khi dùng Sanocare PUR, nghĩa là 1,5-2 ngày sau khi dùng Sanocare PUR có thể dùng sản phẩm vi sinh Sanolife Pro W ở liều 20g đến 50g cho 1.000m3 nước, liều lượng 20 đến 50g là tăng dần theo thời gian nuôi.

3. Cứ 10 ngày 1 lần dùng sản phẩm Sanolife Nutrilake để kích thích tảo khuê phát triển, khoáng hóa chất hữu cơ đáy ao và khử khí độc đáy ao.

4. Hàng ngày trộn sản phẩm vi sinh đường ruột Sanolife Pro 2 vào thức ăn ở liều 3g/Kg thức. Mỗi ngày trộn 2 cử: sáng và chiều tối – cách nhau 12 giờ.

5. Trộn sản phẩm Sano Top S hàng ngày vào thức ăn ở liều 5g/Kg thức ăn. Mỗi ngày trộn 2 cử: sáng và chiều tối – cách nhau 12 giờ.

6. Khi Ammonia lên cao thì dùng sản phẩm Sanolife AFM ở liều 1 lít cho 3.000-5.000m3 nước


Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa của độ axit, độ kiềm, độ pH trong nuôi trồng thủy sản Ý nghĩa của độ axit, độ kiềm, độ pH trong nuôi trồng thủy sản

Phép đo pH, nồng độ axit và độ kiềm là phổ biến để mô tả chất lượng nước. Ba biến này có tương quan với nhau và đôi khi có thể bị nhầm lẫn

18/05/2018
Dùng mật rỉ đường để kiểm soát pH và ammonia trong ao nuôi tôm Dùng mật rỉ đường để kiểm soát pH và ammonia trong ao nuôi tôm

Khi bón rỉ đường sẽ gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng đưa đến thành lập cân bằng giữa quá trình quang hợp và quá trình dị dưỡng giúp cho vi khuẩn dị dưỡng

18/05/2018
Vai trò của axit hữu cơ trong phòng trị bệnh cho tôm Vai trò của axit hữu cơ trong phòng trị bệnh cho tôm

A xít hữu cơ có vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh đường ruột của nhiều loài vật nuôi và hiện nay đang được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

18/05/2018