Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Vai trò của axit hữu cơ trong phòng trị bệnh cho tôm

Vai trò của axit hữu cơ trong phòng trị bệnh cho tôm
Tác giả: TS. Nguyễn Duy Hòa
Ngày đăng: 18/05/2018

Axit hữu cơ có vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh đường ruột của nhiều loài vật nuôi kể cả gia súc, gia cầm và hiện nay đang được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Các axit hữu cơ quan trọng có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh cho tôm, đặc biệt Vibrio harveyi. Chủ yếu là nhóm axit  hữu cơ mạch ngắn, bao gồm:

1. Acetic acid

2. Butyric acid

3. Formic acid

4. Propionic acid

Trong đó, Formic Acid đã được đánh giá khả năng ức chế Vibrio harveyi tốt hơn so với các axit  hữu cơ khác, kế đến là Acetic Acid, Propionic Acid, Butyric Acid.

Vì vậy, việc đưa axit hữu cơ vào đường ruột của vật nuôi để ngăn ngừa các mầm bệnh Vibrio spp. là rất quan trọng cho các loài vật nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Tuy nhiên, các nguồn axit  hữu cơ tổng hợp không phải là lựa chọn tốt cho đối tượng tôm nuôi vì khác với các đối tượng gia súc, gia cầm thì tôm rất dễ bị stress (sốc) khi môi trường thay đổi quá nhanh vì việc đưa axit  hữu cơ tổng hợp vào ruột tôm sẽ gây nên sự thay đổi pH đường ruột nhanh đột ngột, làm sốc tôm (stress) và vì là axit  hữu cơ tổng hợp nên liều đưa vào ruột tôm thường phải cao sẽ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các nhu mao đường ruột nên cách chọn lựa tốt nhất cho đối tượng tôm nuôi là đưa các chủng Vi sinh đường ruột có lợi để các vi sinh này tiết ra các axit  hữu cơ tự nhiên, làm giảm pH đường ruột một cách từ từ và các axit  hữu cơ tự nhiên này không làm ảnh hưởng đến nhu mao thành ruột.

Tóm lại: người nuôi tôm cần đưa axit  hữu cơ vào đường ruột của tôm giúp ức chế Vibrio spp. phát triển nhưng phải chọn các chủng vi sinh đường ruột có khả năng tiết ra axit hữu cơ tự nhiên (đa số là Bacillus) - người nuôi không nên can thiệp bằng axit  hữu cơ tổng hợp.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật quản lý độ pH trong nước ao nuôi tôm Kỹ thuật quản lý độ pH trong nước ao nuôi tôm

Việc kiểm soát chỉ số pH nước ao nuôi cũng là khâu vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại vụ tôm.

18/05/2018
Ý nghĩa của độ axit, độ kiềm, độ pH trong nuôi trồng thủy sản Ý nghĩa của độ axit, độ kiềm, độ pH trong nuôi trồng thủy sản

Phép đo pH, nồng độ axit và độ kiềm là phổ biến để mô tả chất lượng nước. Ba biến này có tương quan với nhau và đôi khi có thể bị nhầm lẫn

18/05/2018
Dùng mật rỉ đường để kiểm soát pH và ammonia trong ao nuôi tôm Dùng mật rỉ đường để kiểm soát pH và ammonia trong ao nuôi tôm

Khi bón rỉ đường sẽ gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng đưa đến thành lập cân bằng giữa quá trình quang hợp và quá trình dị dưỡng giúp cho vi khuẩn dị dưỡng

18/05/2018