Nâng cao hiệu quả mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hương Sơn
Trong những năm qua, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã đã tích cực trồng cây cam để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời tăng thu nhập cho bà con.
Tuy nhiên, do chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất, nên năng suất cây trồng không cao, chất lượng sản phẩm thấp; giá trị kinh tế không cao, khó tiêu thụ sản phẩm dẫn đến nhân dân không mặn mà với cây cam.
Mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap tai xã Hương Sơn cho năng suất, chất lượng cao.
Vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của tỉnh, huyện; nhất là sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã Hương Sơn trong phối hợp với Trung tâm Dạy nghề của huyện, mở lớp kỹ thuật trồng cây có múi tại xã và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ; thu hút đông đảo người dân tham gia.
Từ việc được tiếp thu các kiến thức KHKT, người dân đã áp dụng vào thực tiễn để phát triển cây có múi đạt hiệu quả cao; từ đó, nhân dân đã tự phát triển vườn cây của gia đình để tăng thêm nguồn thu nhập.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam mang tính bền vững, người dân đã đưa kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap vào sản xuất.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Phan Văn Canh, cho biết: “Xã đã chỉ đạo các ban, ngành của xã, tuyên truyền vận động bà con đưa các tiến bộ kỹ thuật vào để trồng cây có múi như: Cây cam, quýt.
Vài năm trở lại đây, hiệu quả trồng cây cam theo tiêu chuẩn VietGap đã được nhân rộng trên địa bàn.
Quy trình đầu tiên trồng là chọn đất trồng, đất trồng cam phải là đất mới, đất bằng hoặc có độ dốc vừa phải, đảm bảo các yếu tố nước tưới tiêu tương đối thuận tiện, khắc phục đường giao thông đi lại thuận lợi cho việc chăm sóc vườn sau này.
Khâu chọn giống hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của vườn cam sau này.
Giống cây trồng phải là giống có nguồn gốc, xuất sứ và có thể trồng bằng cành chiết hay trồng bằng hạt; tuy nhiên trồng bằng cành triết vẫn ưu điểm hơn, vì cành chiết cho phát triển nhanh, cho thu hoạch sớm hơn.
Thời điểm chiết cành tốt nhất vào tháng 1 hoặc tháng 2 âm lịch, sau 3 tháng là có thể lấy trồng được, nên chọn ngày mưa ẩm là tốt nhất.
Hiện nay, trong xã có 12 hộ đang thực hiện trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, mỗi hộ 1 ha; các hộ thực hiện từ năm 2012, sau 3 năm thực hiện cây cam phát triển tốt đạt năng suất, sản lượng cao.
Theo anh Lý Văn Hội, thôn Sơn Trung, một trong những gia đình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap tốt nhất trong xã cho biết: Sau khi có chương trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; chúng tôi làm đúng theo hướng dẫn về phương pháp trồng, cây cách cây từ 4 – 5m, hàng cách hàng 5 – 6m, mỗi ha trồng 400 cây, trước khi trồng cuốc hố bỏ phân sau một tháng trồng là được.
Khâu chăm sóc vườn sau khi trồng là rất quan trọng, phải thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây, kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời ngay sau khi sâu bệnh chớm xuất hiện, đồng thời bổ sung phân bón theo đúng chu kỳ phát triển của cây phương pháp bón phân thì tính theo độ tuổi của cây cho phù hợp.
Bón đủ các thành phần dưỡng chất cho cây để cây khỏe mạnh, tuổi thọ cao, năng suất, sản lượng, mẫu mã sản phẩm đẹp được thị trường ưa chuộng.
Song song với việc bón phân, công tác phòng trừ sâu hại cũng rất quan trọng; chúng tôi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nghiêm ngặt, đảm bảo phun đúng bệnh và kịp thời ngay sau khi sâu bệnh chớm xuất hiện...
Từ khi có chương trình cam Vietgap đến nay,tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra của 1 cây cam sau thu hoạch cao gấp 1,5 lần so với khi chưa áp dụng trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap.
Hầu hết 12 hộ thực hiện cam VietGap từ năm 2012 đến nay, về chất lượng, số lượng, năng suất, sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Từ đó, nâng cao giá thành sản phẩm cam Hà Giang nói chung và xã Hương Sơn nói riêng...
Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây cam, thực sự là cây thế mạnh làm giàu bền vững, góp phần vào XĐGN nâng cao thu nhập cho nhân dân, xã mong muốn trong những năm tới, huyện quan tâm hơn nữa để tiếp tục mở rộng hết toàn bộ diện tích 450 ha cam trong xã thành cam VietGap, để Hương Sơn sớm trở thành vùng cam mang thương hiệu nổi tiếng trong vùng...
Có thể bạn quan tâm

Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa tổng kết mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao vụ hè thu năm 2013.

Theo nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh An Giang, giá cá nguyên liệu đang dao động ở mức 22.000 đồng/kg, với giá này người nuôi không có lời.

Quyết tâm tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, anh Phạm Văn Lòng, ngụ tại ấp Bàu Khai, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi rắn ráo trâu. Mô hình này đã đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Lòng.

Dựa vào đặc điểm sản xuất của ngoại thành, Long Xuyên (An Giang) triển khai mô hình này, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân làm ăn ngày càng thuận lợi. Phong trào “Hợp tác trồng rau an toàn” ở Mỹ Hoà Hưng từng bước phát triển mạnh, hướng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả bền vững.