Cao Thủ Nuôi Heo Rừng
Lên đất lạ, lại không có người thân thiết để cậy nhờ, ông Minh phải làm đủ thứ nghề. Một hôm tình cờ xem tivi, thấy nuôi heo rừng ở Bình Phước rất hiệu quả, đích thân ông xuống Bình Phước tham quan, học hỏi và đã quyết định đầu tư 25 triệu đồng mua 4 con heo giống Thái Lan (3 con cái, 1 con đực) về nuôi…
Với 4 con heo rừng giống ban đầu, chỉ 2 năm sau (năm 2007), ngoài bán heo thịt, ông xây 70 ô chuồng trại kiên cố, tuyển chọn được 50 con heo giống. Từ đó đến nay, năm nào cũng vậy ông Minh cũng xuất chuồng bán ra thị trường trên 250 con heo rừng. Trung bình mỗi con tù 10- 25 kg, giá trung bình 150 ngàn đ/kg, trừ chi phí đi mỗi năm thu về từ 350- 400 triệu đồng.
Ngoài ra, hàng năm ông còn xuất bán heo giống cho các hộ nuôi trong tỉnh và tỉnh Đăk Nông. Riêng tiền bán heo giống, hàng năm ông cũng thu về thêm từ 100- 150 triệu đồng. “Heo rừng đẻ một năm hai lứa, mỗi lứa cho từ 5- 7 con. Nuôi rất dễ, tôi thường cho nó ăn chuối, bắp, sắn, cỏ, rau lang… toàn là những thứ trồng trong vườn", ông nói.
Ông Minh bật mí thêm, nuôi heo rừng, điều quan trọng là phải có không gian rộng, chuồng trại cần thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa lạnh; trích ngừa định kỳ, nhất là mỗi khi gây dựng heo nái mới… Riêng thức ăn nên tự cung tự cấp là tốt nhất. Khi được hỏi về đầu ra cho sản phẩm heo rừng, ông Minh thổ lộ: Thời gian tới tôi sẽ mở rộng thêm số lượng đàn heo này lên khoảng 80 con nái... Heo rừng bây giờ vẫn không đủ bán cho các nhà hàng, bởi nhu cầu của người dân là rất lớn. Hơn nữa giờ heo rừng đi bẫy ở rừng về chẳng ai dám mua, bởi săn trong rừng sâu có khi cả tháng mới đưa thịt về. Để bảo quản họ phải tẩm thuốc chống thối và vùi dưới đất…
Có thể bạn quan tâm
“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.
Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.
Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.
Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.
Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.