Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu
Ngày đăng: 13/07/2012

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).

Phân đạm dạng hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến dưới dạng phân tổng hợp NPK. Phân tổng hợp NPK loại nhiều lân như NPK (5:10:3) thường được bón lót với lượng 15-25 kg/sào Bắc bộ. Phân NPK loại nhiều đạm ví dụ NPK (12:5:10) dùng để bón thúc đẻ với lượng 7-10 kg/sào. Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng được bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hoà tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài (35-40 ngày sau bón), lúa ít bị chết rét.

Tránh bón phân ure, phân NPK cho lúa muộn, bón nhiều lần làm thời gian lúa đẻ kéo dài, nhiều dảnh vô hiệu.

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa bằng cách điều tiết nước: Giữ mực nước ngập từ khi cấy đến sau cấy 30-35 ngày (sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-15 ngày) từ 3-5 cm để phòng lúa bị chết rét, và kích thích lúa đẻ nhánh sớm. Từ 30-35 ngày sau cấy, nếu đếm trung bình 10 khóm giữa ruộng đạt 5-6 dảnh/khóm với lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m2 và 7-8 dảnh/khóm với lúa cấy thưa 30-35 khóm/m2 thì tiến hành tháo cạn nước để khô nứt chân chim trong 10-12 ngày có tác dụng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, oxy hoá các chất độc trong đất, kích thích rễ lúa ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Vỏ Cà Phê Trở Lại Vườn Cây Đưa Vỏ Cà Phê Trở Lại Vườn Cây

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.

31/07/2013
Nguy Cơ Dịch Bệnh Đốm Trắng Lan Rộng Nguy Cơ Dịch Bệnh Đốm Trắng Lan Rộng

Chưa đầy 2 tháng xuống giống ở Hà Tĩnh, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.

29/05/2013
41,7 Héc-Ta Sản Xuất Tôm Càng Xanh Theo Chuỗi Giá Trị 41,7 Héc-Ta Sản Xuất Tôm Càng Xanh Theo Chuỗi Giá Trị

Thực hiện Đề án chuỗi giá trị sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015 (do Sở Công thương chủ trì), Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã khảo sát và thống kê các hộ đăng ký tham gia chuỗi giá trị, với tổng diện tích 41,7 héc-ta, năng lực cung cấp 50,04 tấn/năm.

01/10/2013
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Của Anh Huỳnh Văn Hạnh Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Của Anh Huỳnh Văn Hạnh

Vài năm gần đây anh Huỳnh Văn Hạnh ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (Cai Lậy - Tiền Giang) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

02/10/2013
Tỷ Phú Trên Đất Rừng Đầm Dơi Tỷ Phú Trên Đất Rừng Đầm Dơi

Được giao khoán 10 ha, những năm qua, bên cạnh trồng và bảo vệ rừng khoảng 70% diện tích, số còn lại 30% nằm trong diện được phép canh tác, ông Huỳnh Văn Sen ở ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, đã bố trí sản xuất đa cây, đa con hiệu quả.

12/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.