Nâng cao hiệu quả mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Hương Sơn
Trong những năm qua, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã đã tích cực trồng cây cam để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời tăng thu nhập cho bà con.
Tuy nhiên, do chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất, nên năng suất cây trồng không cao, chất lượng sản phẩm thấp; giá trị kinh tế không cao, khó tiêu thụ sản phẩm dẫn đến nhân dân không mặn mà với cây cam.
Mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap tai xã Hương Sơn cho năng suất, chất lượng cao.
Vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của tỉnh, huyện; nhất là sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã Hương Sơn trong phối hợp với Trung tâm Dạy nghề của huyện, mở lớp kỹ thuật trồng cây có múi tại xã và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ; thu hút đông đảo người dân tham gia.
Từ việc được tiếp thu các kiến thức KHKT, người dân đã áp dụng vào thực tiễn để phát triển cây có múi đạt hiệu quả cao; từ đó, nhân dân đã tự phát triển vườn cây của gia đình để tăng thêm nguồn thu nhập.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam mang tính bền vững, người dân đã đưa kỹ thuật trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap vào sản xuất.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Phan Văn Canh, cho biết: “Xã đã chỉ đạo các ban, ngành của xã, tuyên truyền vận động bà con đưa các tiến bộ kỹ thuật vào để trồng cây có múi như: Cây cam, quýt.
Vài năm trở lại đây, hiệu quả trồng cây cam theo tiêu chuẩn VietGap đã được nhân rộng trên địa bàn.
Quy trình đầu tiên trồng là chọn đất trồng, đất trồng cam phải là đất mới, đất bằng hoặc có độ dốc vừa phải, đảm bảo các yếu tố nước tưới tiêu tương đối thuận tiện, khắc phục đường giao thông đi lại thuận lợi cho việc chăm sóc vườn sau này.
Khâu chọn giống hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của vườn cam sau này.
Giống cây trồng phải là giống có nguồn gốc, xuất sứ và có thể trồng bằng cành chiết hay trồng bằng hạt; tuy nhiên trồng bằng cành triết vẫn ưu điểm hơn, vì cành chiết cho phát triển nhanh, cho thu hoạch sớm hơn.
Thời điểm chiết cành tốt nhất vào tháng 1 hoặc tháng 2 âm lịch, sau 3 tháng là có thể lấy trồng được, nên chọn ngày mưa ẩm là tốt nhất.
Hiện nay, trong xã có 12 hộ đang thực hiện trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, mỗi hộ 1 ha; các hộ thực hiện từ năm 2012, sau 3 năm thực hiện cây cam phát triển tốt đạt năng suất, sản lượng cao.
Theo anh Lý Văn Hội, thôn Sơn Trung, một trong những gia đình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap tốt nhất trong xã cho biết: Sau khi có chương trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; chúng tôi làm đúng theo hướng dẫn về phương pháp trồng, cây cách cây từ 4 – 5m, hàng cách hàng 5 – 6m, mỗi ha trồng 400 cây, trước khi trồng cuốc hố bỏ phân sau một tháng trồng là được.
Khâu chăm sóc vườn sau khi trồng là rất quan trọng, phải thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây, kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời ngay sau khi sâu bệnh chớm xuất hiện, đồng thời bổ sung phân bón theo đúng chu kỳ phát triển của cây phương pháp bón phân thì tính theo độ tuổi của cây cho phù hợp.
Bón đủ các thành phần dưỡng chất cho cây để cây khỏe mạnh, tuổi thọ cao, năng suất, sản lượng, mẫu mã sản phẩm đẹp được thị trường ưa chuộng.
Song song với việc bón phân, công tác phòng trừ sâu hại cũng rất quan trọng; chúng tôi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nghiêm ngặt, đảm bảo phun đúng bệnh và kịp thời ngay sau khi sâu bệnh chớm xuất hiện...
Từ khi có chương trình cam Vietgap đến nay,tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra của 1 cây cam sau thu hoạch cao gấp 1,5 lần so với khi chưa áp dụng trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap.
Hầu hết 12 hộ thực hiện cam VietGap từ năm 2012 đến nay, về chất lượng, số lượng, năng suất, sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Từ đó, nâng cao giá thành sản phẩm cam Hà Giang nói chung và xã Hương Sơn nói riêng...
Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây cam, thực sự là cây thế mạnh làm giàu bền vững, góp phần vào XĐGN nâng cao thu nhập cho nhân dân, xã mong muốn trong những năm tới, huyện quan tâm hơn nữa để tiếp tục mở rộng hết toàn bộ diện tích 450 ha cam trong xã thành cam VietGap, để Hương Sơn sớm trở thành vùng cam mang thương hiệu nổi tiếng trong vùng...
Related news

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá bưởi da xanh ổn định và luôn đứng ở mức khá cao. Hiện đang là vụ thu hoạch rộ nhưng giá vẫn đứng ở mức 38.000 đ/kg loại I; loại II có giá 28.000 đ/kg; loại III giá 18.000 đ/kg. Với mức giá này sau khi trừ chí đầu tư nhà vườn thu lãi hơn 70%/tổng thu nhập.

Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.