Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới

Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới
Ngày đăng: 20/06/2012

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

Đó là ý kiến của các đại biểu (ĐB) trong phiên thảo luận về Luật HTX sửa đổi tại Quốc hội (QH) sáng 19.6.

Cần "cởi trói" cho HTX

Mở đầu phiên thảo luận, ĐB Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên), Chủ nhiệm HTX Chiến Công đi ngay vào vấn đề chưa thống nhất hiện nay là bản chất của HTX, "HTX khác gì mô hình doanh nghiệp (DN)"? "Giữa HTX và DN có sự khác biệt là trong đại hội xã viên, mỗi người một phiếu bầu, khác biệt ở mục đích thành lập, các nguyên tắc hoạt động, quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với HTX và quy định về quản lý phân phối. Tuy nhiên, nếu không xác định HTX là DN lại tác động rất lớn đến tư duy kinh tế của HTX, đưa HTX về gần hơn với tổ chức xã hội, mất đi động lực phát triển theo chiều sâu, cuối cùng chất lượng phục vụ của thành viên không được nâng cao" - ĐB Chiến nói.

Đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên) phát biểu tại hội trường sáng 19.6.

Nhất trí với quan điểm HTX là loại hình DN đặc thù như trên, song nhiều ĐB cho rằng, do HTX thành lập ra để tạo cơ hội cho những người yếu thế, nông dân và công nhân sản xuất nhỏ lẻ, sức cạnh tranh kém nên các quy định cần cởi mở hơn. ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, dự thảo quy định Nhà nước quản lý tỷ lệ hàng hóa, dịch vụ bán ra ngoài cộng đồng xã viên là "vô lý" vì sẽ hạn chế nguồn thu của xã viên và đưa HTX quay lại với mô hình tự cung tự cấp trước đây.

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, quy định phân chia lợi nhuận được quy định cụ thể trong dự thảo là áp đặt đối với xã viên và HTX, lấy mất của họ các quyền cơ bản tối thiểu, định đoạt thành quả lao động về tài sản, không tương thích với những quy định về quyền kinh doanh, quyền sở hữu, quyền quyết định, định đoạt tài sản của công dân và tổ chức.

Hầu hết các ĐB đồng thuận với chủ trương cho phép HTX được góp vốn, liên kết thành lập DN để tạo đà phát triển cho HTX. Về tỷ lệ góp vốn, ĐB Đinh Huy Chiến cũng đề nghị vẫn giữ ở mức cao nhất cho một xã viên là 30% như hiện nay chứ không nên giảm đột ngột xuống 20% như dự thảo để tránh gây khó khăn về vốn và mất ổn định cho HTX.

Ưu tiên trước hết cho HTX nông nghiệp

Khẳng định đây là mô hình kinh tế mang bản sắc của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự quan tâm đến các thành phần "yếu thế", các ĐB đề nghị Nhà nước cần có những hỗ trợ cụ thể hơn về vốn, tín dụng ưu đãi, đất đai, đào tạo cán bộ và khoa học công nghệ... ĐB Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) cho rằng, nông dân đang phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất, khó khăn về kinh tế. Dự thảo phải có một chương riêng về HTX nông nghiệp quy định các ưu đãi đối với HTX nông nghiệp. Thông qua HTX, nông dân sẽ được hưởng thụ các dịch vụ, chính sách ưu đãi.

Theo ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh), việc thành lập HTX kiểu mới theo phương thức góp đất nông nghiệp sẽ nhanh chóng hình thành nên các cánh đồng mẫu lớn. Từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, đồng nhất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh bằng việc áp dụng khoa học, công nghệ và máy móc. Cuối cùng, "nông dân tiêu thụ được hàng hóa dễ dàng thông qua HTX với giá cả hợp lý, tránh được nguy cơ được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay" - ĐB Tuấn nói.

Nhiều ĐB cũng cho rằng, một "thiếu sót" của dự thảo là chưa quy định các điều khoản để kiểm soát các DN núp bóng các HTX để hưởng chính sách ưu đãi.

Có thể bạn quan tâm

Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại

Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.

29/08/2013
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans

Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.

29/08/2013
Liên Minh Sản Xuất Và Tiêu Thụ Xoài Cát - Phù Cát Liên Minh Sản Xuất Và Tiêu Thụ Xoài Cát - Phù Cát

Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN) tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.

29/08/2013
Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch

Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.

29/08/2013
1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời 1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

29/08/2013