Nâng cao chất lượng chế biến cà phê

Các đại biểu được nghe báo cáo về tình hình phát triển chế biến cà phê theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững...
Theo Sở NN-PTNT Đăk Lăk, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 100 DN, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê. Trong đó có 22 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê quy mô vừa và lớn.
Các đơn vị thường sử dụng phương pháp chế biến khô, chế biến ướt và chế biến cải lương. Phương chế biến khô, chế biến cải lương được áp dụng phổ biến song nhược điểm là làm giảm chất lượng của cà phê.
Cà phê do hộ dân tự chế biến thường áp dụng phương pháp phơi quả khô, phương pháp xát dập phơi trên sân xi măng, trên bạt và trên đất. Trong đó phương pháp chế biến xát đập quả tươi cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm cà phê.
Số DN có khả năng chế biến cà phê chất lượng cao để XK còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Đây là một trong những yếu tố làm giá cà phê XK thấp, gây thiệt hại cho người trồng.
Ngoài ra, Đăk Lăk còn là địa bàn có nhiều DN chế biến cà phê bột, chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa chú trọng XK...
Các đại biểu đến từ các tỉnh Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã có những tham luận sôi nổi về các thiết bị, các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng trong chế biến cà phê để đáp ứng thị trường tiêu thụ, cũng như các ý kiến đóng góp để phát triển chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Đồng thời các DN kinh doanh, XK cà phê cũng báo cáo về tiềm năng thị trường cà phê chế biến, cũng như tình hình chế biến cà phê trong chuỗi SX – chế biến – tiêu thụ và chất lượng cà phê Việt Nam.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cà phê và những vấn đề đặt ra đối với khâu sơ chế, chế biến cà phê và giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian dài rớt giá thê thảm thì những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng liên tục theo chiều hướng có lợi cho người nuôi. Cá tăng đã giúp nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, TP Cần Thơ… bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo khi nhiều hộ ùn ùn thả nuôi cá tra trở lại sẽ dẫn đến thừa nguyên liệu, nguy cơ giá rớt xảy ra.

Thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Đặc biệt là bước sang những tháng đầu năm 2014, diện tích ao đầm nuôi tôm công nghiệp của huyện tăng hơn 50% (khoảng 153 ha) so với năm 2013, nâng tổng số hiện nay toàn huyện có hơn 435 ha.

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…

Mấy ngày qua, nhiều người trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang 1, Đồng Xuân (Phú Yên) bức xúc khi phát hiện phân bón NPK mình mua là giả.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, ngư trường có xu hướng bị thu hẹp nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.