Nâng cao chất lượng chế biến cà phê

Các đại biểu được nghe báo cáo về tình hình phát triển chế biến cà phê theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững...
Theo Sở NN-PTNT Đăk Lăk, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 100 DN, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê. Trong đó có 22 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê quy mô vừa và lớn.
Các đơn vị thường sử dụng phương pháp chế biến khô, chế biến ướt và chế biến cải lương. Phương chế biến khô, chế biến cải lương được áp dụng phổ biến song nhược điểm là làm giảm chất lượng của cà phê.
Cà phê do hộ dân tự chế biến thường áp dụng phương pháp phơi quả khô, phương pháp xát dập phơi trên sân xi măng, trên bạt và trên đất. Trong đó phương pháp chế biến xát đập quả tươi cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm cà phê.
Số DN có khả năng chế biến cà phê chất lượng cao để XK còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Đây là một trong những yếu tố làm giá cà phê XK thấp, gây thiệt hại cho người trồng.
Ngoài ra, Đăk Lăk còn là địa bàn có nhiều DN chế biến cà phê bột, chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa chú trọng XK...
Các đại biểu đến từ các tỉnh Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã có những tham luận sôi nổi về các thiết bị, các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng trong chế biến cà phê để đáp ứng thị trường tiêu thụ, cũng như các ý kiến đóng góp để phát triển chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Đồng thời các DN kinh doanh, XK cà phê cũng báo cáo về tiềm năng thị trường cà phê chế biến, cũng như tình hình chế biến cà phê trong chuỗi SX – chế biến – tiêu thụ và chất lượng cà phê Việt Nam.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cà phê và những vấn đề đặt ra đối với khâu sơ chế, chế biến cà phê và giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Related news

Thực hiện dự án mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới, năm 2013, huyện Sa Pa trồng mới được 29,4 ha đào Pháp tại các xã Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.

Dù được Nhà nước triển khai các chính sách hỗ trợ trong quá trình khai thác hải sản, nhưng nhiều ngư dân chuyên câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, trong khi sản lượng khai thác và giá cá giảm. Theo thống kê của Sở NN-PTNT sản lượng cá ngừ từ đầu năm đến nay ước đạt 4.250 tấn, giảm so với năm trước 29,8%.

Qua hơn 1 năm chuyển đổi mô hình nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Trà Vinh, mùa tôm năm 2013 ở Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú,… diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng tăng 10 lần so năm 2012.

Anh Cao Hoài Ân (SN 1984) ở ấp An Hòa, xã An Nhơn (huyện Châu Thành - Đồng Tháp) đã mạnh dạn chọn nuôi con cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Bước đầu, đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm ô nhiễm môi trường.

Chiều 4-12, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với UBND hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản.