Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

10% các loài cá hạ nguồn sông Mê Kông có khả năng bị tuyệt diệt

10% các loài cá hạ nguồn sông Mê Kông có khả năng bị tuyệt diệt
Ngày đăng: 31/10/2015

Chủ trì Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cho biết sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo tại khu vực phía Nam để hoàn thiện Báo cáo trước cuối năm nay.

Những lĩnh vực chủ yếu được đề cập tại Báo cáo bao gồm tài nguyên nước (dòng chảy, bùn cát, dinh dưỡng, chất lượng nước), giao thông thủy, đa dạng sinh học, thủy sản, nông nghiệp, sinh kế và kinh tế của người dân trong khu vực.

Theo dự thảo Báo cáo, các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông có tác động tiềm tàng đến đa dạng sinh học, khiến cho khoảng 10% các loài cá trên sông Mê Kông khu vực phía Nam Campuchia và Việt Nam (50 - 64 loài cá) có khả năng bị tuyệt diệt.

Ít nhất 5 loài đặc hữu của sông Mê Kông có khả năng bị tuyệt chủng, trong đó có loài cá heo sông Mê Kông.

Điều này dĩ nhiên có tác động tiêu cực đến nghề cá ở Việt Nam, với 40% số loài cá trắng (33 loài) rất dễ bị tổn thương.

Mặc dù vậy, sự thay đổi về sản lượng nuôi trồng cá da trơn (cá tra, ba sa) được đánh giá là không lớn; mất mát về diện tích rừng ngập mặn để nuôi tôm cũng không đáng kể.

Tác động đến trồng trọt do giảm tải lượng phù sa, bùn cát cũng đã được ước tính, dao động ở mức sụt giảm khoảng 2,3 - 2,4% lúa gạo vào 10% ngô tại Việt Nam và còn cao hơn ở Campuchia, tùy theo kịch bản xây dựng thủy điện.

Tại hội thảo, đại diện Hội Đập lớn Việt Nam lưu ý, trên dòng chính sông Mê Kông chủ yếu xây dựng đập dâng, dung tích hồ chứa không lớn, nhưng trên các dòng nhánh có rất nhiều hồ chứa lớn với dung tích từ 500 triệu đến hàng tỷ mét khối;

Nếu tính đến sự cộng hưởng của các công trình thủy điện trên dòng nhánh thì tác động đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân sẽ còn to lớn hơn nhiều và đây là điều không thể không quan tâm.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Cây Sắn Tại Phú Yên Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Cây Sắn Tại Phú Yên

Theo người dân, diện tích sắn bị hại do nhện đỏ gây ra trên địa bàn huyện Sông Hinh hơn 40ha, tập trung nhiều nhất ở xã Sơn Giang diện tích trên 20ha, thôn Bình Giang, Chí Thán xã Đức Bình Đông 15ha, xã Ea Bia 5ha. Bệnh lây lan rất nhanh, phát triển bệnh ở những diện tích trên đồi cao, vùng khô hạn. Biểu hiện của bệnh này gây rụng lá, cây ngưng phát triển

07/05/2013
Mía Rớt Giá, Tái Diễn Điệp Khúc Trồng Rồi Chặt Mía Rớt Giá, Tái Diễn Điệp Khúc Trồng Rồi Chặt

Chi phí đầu tư tăng cao, nhưng giá mía lại sụt giảm khiến người trồng mía ở ĐBSCL lỗ nặng. Điệp khúc trồng mía rồi lại chặt tái diễn.

07/05/2013
Sầu Riêng Ri 6 Lên Ngôi Sầu Riêng Ri 6 Lên Ngôi

Tổ được thành lập vào năm 1999, có 16 hộ tham gia, về sau số lượng ngày một tăng lên. Đến nay, có 34 hộ, sản xuất trên 30 hecta. Tất cả các thành viên trong tổ đều thực hiện cải họ cây sầu riêng, vươn lên phát triển kinh tế.

07/05/2013
Dành 345 Triệu Đồng Mua Cá Giống Thả Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Dak Lak Dành 345 Triệu Đồng Mua Cá Giống Thả Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Dak Lak

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.

08/05/2013
Kích Thanh Long Ra Hoa Bằng Đèn Compact Kích Thanh Long Ra Hoa Bằng Đèn Compact

Chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ được thực hiện từ lâu, song việc sử dụng đèn sợi tóc với công suất 60 - 75 W tiêu thụ lượng điện rất lớn, dẫn tới chi phí đầu tư cho mỗi hecta cao, giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, diện tích thanh long ngày càng tăng đã dẫn tới việc thiếu điện. Giải pháp để tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận là thay thế đèn sợi tóc 60 - 75 W bằng đèn compact 20 - 23 W chống ẩm cho thanh long ra hoa trái vụ.

08/05/2013