Nấm Xanh Diệt Rầy Nâu Hiệu Quả
Sau nhiều năm thử nghiệm nấm xanh đã cho thấy khả năng tiêu diệt, khống chế rầy nâu rất tốt ở các tỉnh Nam bộ. Theo nhiều chuyên gia trồng trọt, cần có một chương trình quốc gia về áp dụng nấm xanh để kiểm soát dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá.
Theo các chuyên gia BVTV, từ cuối thế kỷ 19, người ta đã phát hiện nấm xanh có khả năng gây hại cho côn trùng. Kỹ sư Hồ Quang Cua, PGĐ Sở NN- PTNT Sóc Trăng cho hay trên địa bàn tỉnh này, nấm xanh từng xuất hiện trên diện rộng trong tự nhiên, góp phần tích cực trong việc tiêu diệt rầy nâu. Đó là vụ mùa năm 1991, nấm xanh "có mặt" trên vùng lúa cao sản IR42 đang gần trổ với quy mô 13.500 ha. Mật độ rầy nâu trên lúa rất cao, có nơi tới 5.000- 6.000 con/m2. Vậy mà nấm xanh đã tiêu diệt toàn bộ rầu nâu trên diện tích đó.
Đầu thế kỷ 21, việc nghiên cứu, thử nghiệm nấm xanh để tiêu diệt rầy nâu trên lúa được đẩy mạnh, nhất là trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, nơi đã tiến hành thử nghiệm nấm xanh khá bài bản, liên tục, với sự tham gia của nhiều cơ quan tổ chức. Đầu tiên, tỉnh này đã mời TS Nguyễn Thị Lộc đến để xây dựng mô hình dùng nấm xanh khống chế rầy nâu. Năm 2005, 48 ha lúa ở các huyện Mỹ Xuyên và Mỹ Tú đã được Viện lúa ĐBSCL thực nghiệm phun nấm xanh và nấm trắng để kiểm soát rầy nâu.
Từ năm 2006- 2008, Chi cục BVTV Sóc Trăng thực hiện mô hình phun nấm xanh và nấm trắng trên diện rộng (hàng ngàn ha) ở các vùng nhạy cảm với rầy nâu (mạ mùa, lúa mùa, lúa thơm). Sau 3 năm liên tục hỗ trợ các chế phẩm nấm xanh và nấm trắng cho nông dân Sóc Trăng, dự án nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi do CIDA (Canada) tài trợ đã chuyển hướng hoạt động bằng cách tổ chức đoàn sang Thái Lan học tập cách nuôi cấy nấm xanh tại nông hộ. Đồng thời nghiên cứu cải tiến để chuyển giao cách thức nuôi cấy nấm xanh một cách tiện lợi và hiệu quả cho nông dân kể từ vụ ĐX 2008- 2009.
Rồi từ vụ HT 2009, quá trình xã hội hóa việc SX nấm xanh phòng trừ rầy nâu đã được bắt đầu ở Sóc Trăng với sự hỗ trợ kinh phí của UBND các huyện cho các trạm BVTV để tạo dựng các mô hình nông dân tự nuôi cấy nấm xanh. Từ vụ mùa 2009- 2010, ở Sóc Trăng đã xuất hiện hàng chục tủ nuôi cấy nấm xanh do nông dân tự đầu tư. Chính việc tự nuôi cấy nấm xanh mà nông dân Sóc Trăng đã phát hiện ra “nấm tươi” do họ SX có giá thành rất rẻ và hiệu lực ký sinh nhanh hơn nấm khô của các cơ sở SX công nghiệp.
Trên bình diện Nhà nước có thể xem nấm xanh là phương tiện khống chế dịch hại lây lan trên diện rộng một cách hiệu quả. Việc phun nấm xanh vào một đám rầy sắp di trú sẽ phát tán nguồn nấm bệnh hết sức rộng rãi. Hoặc phun nấm vào một bãi đáp của rầy di trú sẽ giúp khống chế mật độ rầy của lứa sau rất hiệu quả. Nếu loại trừ yếu tố di trú (có mật số rầy cao, gây hại nhanh được xem như còn dịch) thì nấm xanh hoàn toàn có thể kiểm soát rầy nâu gây hại tại chỗ.
Theo kỹ sư Hồ Quang Cua, kinh nghiệm 10 năm sử dụng nấm xanh ở Sóc Trăng cho thấy, nấm xanh SX ở Nam Bộ rất dễ dàng, nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Với sự chuyển giao kỹ thuật của cơ quan nghiên cứu, việc SX nấm nguồn tại tỉnh có thể thực hiện thành công, thậm chí có khả năng thu thập nguồn nấm trong tự nhiên về phân lập lại để tăng độc tính… Từ sự thành công trong việc dùng nấm xanh khống chế rầy nâu ở Sóc Trăng, nhiều địa phương khác ở Nam bộ cũng đã thử nghiệm mô hình này và bước đầu đã cho thấy sự thành công, cả về hiệu lực khống chế rầy nâu lẫn hiệu quả kinh tế.
Chẳng hạn, ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, trong vụ HT 2011, Chi cục BVTV tỉnh này phối hợp trạm BVTV liên huyện Long Thành, Nhơn Trạch chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh cho các hộ nông dân. Sau khi học lý thuyết, nông dân ấp Bến Cộ, xã Đại Phước, đã được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn nuôi cấy, xây dựng 1 mô hình diện rộng với quy mô 10 ha, trình diễn sử dụng nấm xanh để phòng trừ một số sâu hại chính trên lúa.
Kết quả cho thấy sau 2 lần phun nấm, tỉ lệ nấm kí sinh trên rầy nâu là 35%, sâu cuốn lá nhỏ là 30%. Về hiệu quả kinh tế. dùng nấm xanh trừ sâu, rầy có chi phí ít hơn 300.000 đ/ha so với ruộng phun thuốc hóa học. Trên cơ sở đó, trong vụ ĐX này, Chi cục BVTV Đồng Nai đã triển khai 9 điểm thử nghiệm nấm xanh tại các huyện Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Long Thành, Nhơn Trạch và Cẩm Mỹ, với tổng diện tích khoảng trên 100 ha.
Có thể bạn quan tâm
Omega-D3 cung cấp các acid béo và acid amin thiết yếu dễ hấp thu giúp tôm tăng trọng nhanh, nặng ký, phát triển đồng đều. Bổ sung các khoáng chất và vitamin quan trọng nhất cho tôm để phòng và trị bệnh mền thân, ốp thân. Đặc biệt, vào mùa mưa, độ mặn trong nước giảm, thân tôm sẽ bị mềm, không đủ độ cứng và ốp thân. Omega-D3 giúp người nuôi tôm cải thiện những vấn đề trên
Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên các cây thuộc họ Cucurbitacea, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa
Hết USD đến vàng, điện, xăng cứ nối đuôi nhau tăng giá, kéo giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng "phi mã", tăng 15 lần trong năm 2010, tăng 3, 4 lần trong hai tháng đầu năm 2011
Đến với vườn cam sành của chú Đỗ Văn Vững, ấp 3, xã Phú Túc, huyện Châu Thành (Bến Tre), thật bất ngờ cây mới 3 năm tuổi mà đã xanh tốt, vượt cao khỏi tầm đầu và đã cho trái. Được biết, có được vườn cam như vậy là nhờ vào nguồn phân dơi mà chú đã nuôi
Chồi ngọn hơi bị chùn lại, lá đọt nhỏ hơn ở cây mạnh và hơi biến dạng, bị khãm màu xanh đậm xen xanh nhạt hay khãm xanh vàng. Cây cũng kém phát triển, các lóng dây ngắn hơn bình thường. Triệu chứng trên trái thường không rõ nét, đôi khi trái có màu hơi vàng và có sọc xanh đậm. Bệnh nặng, cây không cho trái hoặc trái nhỏ.