Home / /

Nấm Xanh Diệt Rầy Nâu Hiệu Quả

Nấm Xanh Diệt Rầy Nâu Hiệu Quả
Publish date: Thursday. March 29th, 2012

Sau nhiều năm thử nghiệm nấm xanh đã cho thấy khả năng tiêu diệt, khống chế rầy nâu rất tốt ở các tỉnh Nam bộ. Theo nhiều chuyên gia trồng trọt, cần có một chương trình quốc gia về áp dụng nấm xanh để kiểm soát dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá.

Theo các chuyên gia BVTV, từ cuối thế kỷ 19, người ta đã phát hiện nấm xanh có khả năng gây hại cho côn trùng. Kỹ sư Hồ Quang Cua, PGĐ Sở NN- PTNT Sóc Trăng cho hay trên địa bàn tỉnh này, nấm xanh từng xuất hiện trên diện rộng trong tự nhiên, góp phần tích cực trong việc tiêu diệt rầy nâu. Đó là vụ mùa năm 1991, nấm xanh "có mặt" trên vùng lúa cao sản IR42 đang gần trổ với quy mô 13.500 ha. Mật độ rầy nâu trên lúa rất cao, có nơi tới 5.000- 6.000 con/m2. Vậy mà nấm xanh đã tiêu diệt toàn bộ rầu nâu trên diện tích đó.

Đầu thế kỷ 21, việc nghiên cứu, thử nghiệm nấm xanh để tiêu diệt rầy nâu trên lúa được đẩy mạnh, nhất là trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, nơi đã tiến hành thử nghiệm nấm xanh khá bài bản, liên tục, với sự tham gia của nhiều cơ quan tổ chức. Đầu tiên, tỉnh này đã mời TS Nguyễn Thị Lộc đến để xây dựng mô hình dùng nấm xanh khống chế rầy nâu. Năm 2005, 48 ha lúa ở các huyện Mỹ Xuyên và Mỹ Tú đã được Viện lúa ĐBSCL thực nghiệm phun nấm xanh và nấm trắng để kiểm soát rầy nâu.

Từ năm 2006- 2008, Chi cục BVTV Sóc Trăng thực hiện mô hình phun nấm xanh và nấm trắng trên diện rộng (hàng ngàn ha) ở các vùng nhạy cảm với rầy nâu (mạ mùa, lúa mùa, lúa thơm). Sau 3 năm liên tục hỗ trợ các chế phẩm nấm xanh và nấm trắng cho nông dân Sóc Trăng, dự án nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi do CIDA (Canada) tài trợ đã chuyển hướng hoạt động bằng cách tổ chức đoàn sang Thái Lan học tập cách nuôi cấy nấm xanh tại nông hộ. Đồng thời nghiên cứu cải tiến để chuyển giao cách thức nuôi cấy nấm xanh một cách tiện lợi và hiệu quả cho nông dân kể từ vụ ĐX 2008- 2009.

Rồi từ vụ HT 2009, quá trình xã hội hóa việc SX nấm xanh phòng trừ rầy nâu đã được bắt đầu ở Sóc Trăng với sự hỗ trợ kinh phí của UBND các huyện cho các trạm BVTV để tạo dựng các mô hình nông dân tự nuôi cấy nấm xanh. Từ vụ mùa 2009- 2010, ở Sóc Trăng đã xuất hiện hàng chục tủ nuôi cấy nấm xanh do nông dân tự đầu tư. Chính việc tự nuôi cấy nấm xanh mà nông dân Sóc Trăng đã phát hiện ra “nấm tươi” do họ SX có giá thành rất rẻ và hiệu lực ký sinh nhanh hơn nấm khô của các cơ sở SX công nghiệp.

Trên bình diện Nhà nước có thể xem nấm xanh là phương tiện khống chế dịch hại lây lan trên diện rộng một cách hiệu quả. Việc phun nấm xanh vào một đám rầy sắp di trú sẽ phát tán nguồn nấm bệnh hết sức rộng rãi. Hoặc phun nấm vào một bãi đáp của rầy di trú sẽ giúp khống chế mật độ rầy của lứa sau rất hiệu quả. Nếu loại trừ yếu tố di trú (có mật số rầy cao, gây hại nhanh được xem như còn dịch) thì nấm xanh hoàn toàn có thể kiểm soát rầy nâu gây hại tại chỗ.

Theo kỹ sư Hồ Quang Cua, kinh nghiệm 10 năm sử dụng nấm xanh ở Sóc Trăng cho thấy, nấm xanh SX ở Nam Bộ rất dễ dàng, nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Với sự chuyển giao kỹ thuật của cơ quan nghiên cứu, việc SX nấm nguồn tại tỉnh có thể thực hiện thành công, thậm chí có khả năng thu thập nguồn nấm trong tự nhiên về phân lập lại để tăng độc tính… Từ sự thành công trong việc dùng nấm xanh khống chế rầy nâu ở Sóc Trăng, nhiều địa phương khác ở Nam bộ cũng đã thử nghiệm mô hình này và bước đầu đã cho thấy sự thành công, cả về hiệu lực khống chế rầy nâu lẫn hiệu quả kinh tế.

Chẳng hạn, ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, trong vụ HT 2011, Chi cục BVTV tỉnh này phối hợp trạm BVTV liên huyện Long Thành, Nhơn Trạch chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh cho các hộ nông dân. Sau khi học lý thuyết, nông dân ấp Bến Cộ, xã Đại Phước, đã được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn nuôi cấy, xây dựng 1 mô hình diện rộng với quy mô 10 ha, trình diễn sử dụng nấm xanh để phòng trừ một số sâu hại chính trên lúa.

Kết quả cho thấy sau 2 lần phun nấm, tỉ lệ nấm kí sinh trên rầy nâu là 35%, sâu cuốn lá nhỏ là 30%. Về hiệu quả kinh tế. dùng nấm xanh trừ sâu, rầy có chi phí ít hơn 300.000 đ/ha so với ruộng phun thuốc hóa học. Trên cơ sở đó, trong vụ ĐX này, Chi cục BVTV Đồng Nai đã triển khai 9 điểm thử nghiệm nấm xanh tại các huyện Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Long Thành, Nhơn Trạch và Cẩm Mỹ, với tổng diện tích khoảng trên 100 ha.


Related news

Phân Bón Lá Yogen 2 Phân Bón Lá Yogen 2

YOGEN 2: Tăng đẻ nhánh, đâm chồi hữu hiệu. Giúp cây lúa phát triển nhanh, khỏe, đẻ nhiều nhánh hữu hiệu, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình trổ bông hiệu quả sau này

Wednesday. February 9th, 2011
Rầy Mềm Rầy Mềm

Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị. Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó

Sunday. July 31st, 2011
Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Friday. March 11th, 2011
Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường

Phân huỷ nhanh các chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và rong tảo chết. Giải phóng và chuyển hoá các chất độc hại có trong nước ao nuôi như: NH3, H2S, NO2,…

Saturday. April 16th, 2011
Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp

Ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai cho biết các Chi cục và đơn vị thuộc Sở gồm Hội Làm vườn, Chi cục Bảo vệ thực vật... đã tổ chức hội thảo với Ban Quản lý dự án loại trừ Methyl bromide (MBr) trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp thay thế MBr trong sản xuất nông nghiệp.

Saturday. March 3rd, 2012