Trang chủ / /

Bọ Dưa

Bọ Dưa
Ngày đăng: 31/07/2011

Họ Ánh Kim (Chrysomelidae); Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)

KÝ CHỦ

Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên các cây thuộc họ Cucurbitacea, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC

Thành trùng có chiều dài thân từ 6 - 8 mm, cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động. Đời sống của thành trùng rất dài, khoảng 100 - 200 ngày. Một thành trùng cái đẻ khoảng 200 trứng.

Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,8 mm và rộng 0,3 mm, màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày.

Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành màu vàng nâu, đầu màu nâu, điểm đặc biệt là có 1 đôi chân giả. Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18 đến 35 ngày.

Nhộng màu nâu nhạt, thời gian nhộng từ 5 - 14 ngày. Nhộng được hình thành trong đất, bên ngoài bao phủ bằng một kén tơ rất dày. Nhộng phát triển trong thời gian từ 4 - 14 ngày.

Vòng đời bọ dưa từ 80 - 130 ngày.

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI

Thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là khi có nắng lên. Thành trùng cái đẻ trứng thành từng nhóm từ 2 - 5 cái lúc sáng sớm hay chiều tối và đẻ trong đất, gần gốc cây hay trong rơm rạ.

Thành trùng cạp lớp biểu bì và phần mô diệp lục mặt trên lá thành một đường vòng, sau đó, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá. Thành trùng thường tấn công cây con khi có hai lá đơn dầu tiên, nếu mật số cao có thể ăn rụi hết lá lẫn đọt non. Cây trồng trong mùa nắng bị thiệt hại nhiều hơn trong mùa mưa.

Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột. Các vết ăn phá của ấu trùng trên rễ, gốc cây còn là nơi xâm nhập của vi khuẩn hay nấm làm dây dưa bị chết.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Sau khi thu hoạch, gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới xong dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt.

Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu.

Khi thấy có thành trùng bay trong ruộng dưa mà mật số còn ít, sáng sớm hay chiều tối nên soi đèn bắt.

Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng. Sau đó từ 5 - 7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ. Áp dụng thuốc hạt để rãi đầu vụ, hoặc thuốc nhóm gốc lân hoặc cúc tổng hợp phun giai đoạn cây còn non theo khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

Phân Bón Chuyên Dụng Cho Nấm Rơm Phân Bón Chuyên Dụng Cho Nấm Rơm

Những năm trước, với 5 ha rơm gia đình tôi chỉ thu được vài trăm ký nấm là cao, có khi lời, khi lỗ. Năm nay, nhờ được cán bộ của Trung tâm hướng dẫn quy trình mới, có sử dụng phân bón Bioted nên nấm đạt năng suất rất cao. Với 5ha rơm, sau hơn 1,5 tháng trồng nấm, gia đình tôi thu được gần 1,2 tấn nấm

04/12/2011
Ruồi Đục Lá Ruồi Đục Lá

Ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá

31/07/2011
Sự Kháng Thuốc Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Sự Kháng Thuốc Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Với nỗ lực tăng nhanh sản lượng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các nước đang phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản. Ðể đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất, nhiều ngư dân hiện đang áp dụng các phương thức nuôi thâm canh. Nhưng các vật nuôi lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những áp lực và bệnh tật dẫn đến những vụ dịch bệnh gây chết hàng loạt.

03/03/2012
Phân Bón Lá Hiệu Quả Trên Đất Xấu Phân Bón Lá Hiệu Quả Trên Đất Xấu

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.

09/03/2011
Diệt Tảo Lam, Tảo Giáp, Giảm Nhớt, Váng Bợt Diệt Tảo Lam, Tảo Giáp, Giảm Nhớt, Váng Bợt

Công dụng: Diệt các loại tảo độc: tảo lam, tảo giáp gây bệnh bọt khí, hiện tượng tôm có màu xanh. Làm sạch môi trường, giảm nhớt và váng bọt. Ổn định tảo, duy trì màu nước: dùng 1lít Tomi-copper/4.000m3 nước. Diệt tảo độc: dùng 1lít Tomi-copper/3.000m3 nước

02/07/2011