Phân Dơi Thích Hợp Với Cây Cam Sành
Đến với vườn cam sành của chú Đỗ Văn Vững, ấp 3, xã Phú Túc, huyện Châu Thành (Bến Tre), thật bất ngờ cây mới 3 năm tuổi mà đã xanh tốt, vượt cao khỏi tầm đầu và đã cho trái. Được biết, có được vườn cam như vậy là nhờ vào nguồn phân dơi mà chú đã nuôi.
Chú Vững cho biết: Khi thấy cây nhãn giá cả không còn hậu hĩ nữa, chú quyết định chuyển cây nhãn sang cây cam sành. Thế là vào năm 2002, vun mô đều hết trong vườn nhãn với cự ly hàng cách hàng và cây cách cây 1,2m. Vào đầu mùa mưa, trồng cây cam trong 4 công (4.000m2) nhãn. Riêng cây nhãn, chưa vội triệt hạ hết, chỉ tỉa bớt cành cho thông thoáng và ăn một mùa trái nữa. Chính nhờ cây nhãn duy trì lại, giúp có bóng râm che nắng cho cây cam ở năm đầu. Đến đầu mùa mưa năm sau, cây nhãn được đốn bỏ hoàn toàn, lúc này cam được một năm tuổi, rễ bám đất vững vàng có thể chịu nắng được. Tuy vậy, chú cũng dùng cỏ khô tủ gốc để giữ độ ẩm. Trong thời gian cây cam còn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây rất nhát phân hóa học, chỉ thích hợp với phân chuồng, lân và sát trùng.
Chú nghĩ dùng phân gia súc, gia cầm thì có lẫn vi khuẩn gây nấm dại, tuyến trùng phá hại bộ rễ dễ hư cây. Từ ý nghĩ đó, mới lập 1 lán trại nuôi dơi lấy phân, loại phân này bón cho cây rất tốt. Mỗi ngày trung bình trại dơi thải ra hơn nửa giạ phân. Từ đó, vườn cam hàng tháng được bón phân dơi đều đặn theo định kỳ. Còn về mùa nắng, chế độ tưới tiêu cũng được duy trì thường xuyên. Do đó, cây cam đủ nước, đủ phân, nên vườn cam luôn xanh tốt quanh năm, vượt trội hơn những vườn cam khác. Tuy vườn cam mới 3 năm tuổi mà đã cho trái, chú chỉ để một ít trái cho mỗi cây. Vậy mà vụ thu hoạch lần đầu được 700kg trái, quả to đa phần đạt loại 1, với giá từ 6.000 – 8.000đ/kg. Bước vào năm thứ 4 trở đi, số trái cho chính thức sẽ còn tăng gấp mấy lần.
Với thành công ở vườn cam, nhờ vào nguồn phân dơi giúp cây khỏe mạnh chúng tôi mới hỏi "Chú có định làm trái vụ nghịch để bán giá cao hơn vụ thuận?". Chú phấn khởi đáp lời "Tôi chưa có ý định, vì làm trái nghịch sớm quá sẽ làm cho cây giảm tuổi thọ. Chờ đến năm thứ 6 trở đi, để cây phát triển bộ rễ đầy đủ tôi mới sửa lứa vụ nghịch". Tin chắc rằng, những năm tới đây, vườn cam của chú sẽ cho huê lợi tăng dần.
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các quốc gia đều đưa ra quy định nghiêm ngặt về mức độ nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn gia súc, đặc biệt là loại nấm mốc phát sinh độc tố aflatoxin. Độc tố này làm giảm khả năng tiết sữa, đẻ trứng và sức đề kháng ở gia súc, gia cầm. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học của Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) đã sản xuất thành công chế phẩm vi sinh có tác dụng phòng chống nấm sinh độc tố aflatoxin trên cây ngô, lạc và cà phê.
Cariza 5EC là một sản phẩm thuốc tiên tiến thế hệ mới, ngay vụ đầu tiên đã khẳng định tính ưu việt. Thuốc trừ cỏ Cariza 5EC với hoạt chất Quizalofop-P-Ethyl 5% là thuốc trừ cỏ nội hấp lưu dẫn, chọn lọc, hiệu lực trừ cỏ cao, không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng, tác động diệt cỏ ở giai đoạn hậu nảy mầm. Cariza 5EC đặc trị các loại cỏ lá hẹp hằng niên và đa niên trên ruộng đậu tương (đậu nành), đậu xanh, lạc (đậu phộng), sắn (khoai mì), bông vải…
Qua nhiều năm theo dõi diễn biến của bệnh, ông Hiển đã tìm ra sáng kiến ứng dụng vacxin AFTOPOR khống chế dịch LMLM.
Hỏi: Cà phê tôi trồng được 2 năm, cây có hiện tượng chậm phát triển, vàng lá từ từ và chết. Khi đào gốc lên thấy những rễ nhỏ bị sưng giống u bướu. Xin cho biết nguyên nhân và giải pháp phòng trừ hiệu quả.
Khi thiếu đạm: cành lá sinh trưởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít chồi, lá non nhỏ, lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít pháp triển. Khi thiếu đạm trầm trọng năng suất thấp thu hoạch và hàm lượng protein thấp. Vàng từ lá già lên.