Trang chủ / /

Bệnh Khảm

Bệnh Khảm
Ngày đăng: 31/07/2011

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Chồi ngọn hơi bị chùn lại, lá đọt nhỏ hơn ở cây mạnh và hơi biến dạng, bị khãm màu xanh đậm xen xanh nhạt hay khãm xanh vàng.

Cây cũng kém phát triển, các lóng dây ngắn hơn bình thường. Triệu chứng trên trái thường không rõ nét, đôi khi trái có màu hơi vàng và có sọc xanh đậm. Bệnh nặng, cây không cho trái hoặc trái nhỏ.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do cực vi khuẩn CMV (Cucumber mosaic virus) hoặc vi khuẩn WMV (Watermelon mosaic virus). Mầm bệnh có trên 200 loài ký chủ.

Virus có hình khối cầu, đường kính khoảng 30 mm. Virus thuộc nhóm có acid nhân là RNA.

Virus cò mặt trong tất cả các mô, ngoại trừ vùng mô phân sinh. Virus hiện diện trong tế bào chất và không thấy tạo thể kết (inclusion bodies) trong tế bào cây bệnh.

Virus có nhiều dònc, bị bất hoại ở 70­­0C trong vòng 10 phút, có thể sống được 3 ngày trong môi trường nước trích lá cây (leaf juice).

Virus rất hiếm khi truyền qua hạt. Có thể truyền qua thực vật ký sinh (có hơn 100 loài Cuscuta có thể truyền virus). Có hơn 60 loài rầy mềm có khả năng truyền virus này, quan trọng nhất là Aphis gossypii và Myzus persicae. Rầy mềm có khả năng hấp thu virus sau khi chích hút trên cây bệnh dưới một phút và chỉ cần chích hút cây mạnh dưới một phút là có khả năng truyền bệnh được.

Rầy mềm không có khả năng truyền bệnh qua các thế hệ sau. Không có thời gian ủ virus trong cơ thể của rầy mềm và virus chỉ tồn tại trong cơ thể rầy mềm dưới 4 giờ sau mỗi lần chích hút.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Loại bỏ ngay các cây bệnh để tránh lây lan.

- Phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh như ACTARA


Có thể bạn quan tâm

Kết Luận Về Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Kết Luận Về Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Chiều tối 23/3, Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Đồng Nai đã có kết luận ban đầu về 3 vụ việc kiểm tra có liên quan đến chất tạo nạc gây xôn xao dư luận và gây thiệt hại nặng nề đến người chăn nuôi lợn cả nước trong thời gian qua.

24/03/2012
Phân Bón Lá Supermes Phân Bón Lá Supermes

Giúp cây tăng trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và giúp tăng năng suất hơn 30%

09/02/2011
Tiêu Hóa Thức Ăn Nhanh, Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm Tiêu Hóa Thức Ăn Nhanh, Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm

Giúp tôm nuôi tiêu hoá thức ăn nhanh, tăng sức đề kháng. Là sản phẩm tổng hợp bao gồm hệ enzyme tiêu hóa và các vitamin cần thiết giúp tôm tiêu hóa thức ăn nhanh, tăng trưởng tốt. Tăng cường số lượng và cơ chế làm việc của các đại thực bào giúp tăng sức đề kháng

03/07/2011
Bệnh Héo Héo Khô, Cây Con Bệnh Héo Héo Khô, Cây Con

Cổ thân bị úng và teo tóp lại. Rễ vàng và thối, cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó, lá mới héo dần, làm cây con chết. Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều và có màu nâu đỏ, vết bệnh hơi lõm sâu vào và thân bị nứt ra.

31/07/2011
Ứng Dụng Thành Công Phân Vi Sinh Hạn Chế Nấm Mốc Sinh Độc Tố Ứng Dụng Thành Công Phân Vi Sinh Hạn Chế Nấm Mốc Sinh Độc Tố

Hầu hết các quốc gia đều đưa ra quy định nghiêm ngặt về mức độ nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn gia súc, đặc biệt là loại nấm mốc phát sinh độc tố aflatoxin. Độc tố này làm giảm khả năng tiết sữa, đẻ trứng và sức đề kháng ở gia súc, gia cầm. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học của Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) đã sản xuất thành công chế phẩm vi sinh có tác dụng phòng chống nấm sinh độc tố aflatoxin trên cây ngô, lạc và cà phê.

08/03/2012