Năm Nay Sẽ Nhập Khẩu Hơn 150.000 Trâu Bò Úc
Có khả năng trong năm nay Việt Nam nhập khẩu hơn 150.000 con gia súc sống (trâu, bò - pv) từ Úc, trở thành thị trường tiêu thụ mặt hàng này lớn thứ hai của Úc sau Israel, theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Úc được đăng trên trang thị trường nước ngoài ttnn.com.vn hôm 19-3.
Năm 2013 Việt Nam đã nhập khẩu gần 67.000 con gia súc sống từ Úc, tăng gấp hơn 19 lần so với mức 3.500 con trong năm 2012. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu 40.000 con. Theo đó, Thương vụ Việt Nam tại Úc dự báo trong cả năm 2014 Việt Nam có thể nhập khẩu lên đến hoặc hơn 150.000 con gia súc từ Úc.
Nguyên nhân là nguồn cung ở Đông Nam Á giảm và nhu cầu tiêu thụ thịt bò tăng trong khu vực. Ngoài ra, chính phủ của Thái Lan - thị trường nhập khẩu gia súc truyền thống của Việt Nam – đã hạn chế xuất khẩu gia súc nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, môt đoàn quan chức chính phủ và doanh nghiệp do Bộ trưởng các ngành công nghiệp Bắc Úc Willem Westra Van Holthe dẫn đầu đã sang thăm các khu vực nuôi và giết mổ gia súc tại TP.HCM và Hải Phòng trong tháng 3 vừa qua.
Thương vụ dẫn lời ông Hindle cho biết nhu cầu tăng vọt của Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh và giúp ổn định giá xuất khẩu cho sản xuất gia súc ở Bắc Úc và Nam Úc. Những chuyến hàng xuất khẩu trâu đầu tiên sang Việt Nam chỉ là sự khởi đầu cho kỳ vọng trở thành một ngành sản xuất bền vững cho Bắc Úc, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân các vùng xa xôi của vùng lãnh thổ này.
Trâu Úc chưa về tới Việt Nam
Đối với 600 con trâu Úc mà báo chí đưa tin sẽ về đến Việt Nam cuối tháng 2, đầu tháng 3, Cơ quan thú y vùng 6 cho biết chưa doanh nghiệp nào đăng ký kiểm dịch thú y đối với lô hàng này.
Trong khi theo quy định, 7 ngày trước khi về đến Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch. Vì vậy, theo cơ quan này, lô hàng trên có thể vẫn chưa về đến Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Đầu năm 2015 đến nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu (XK) chè của Việt Nam đã gặp phải tình trạng chè đã xuất đi bị trả lại. Đây là hệ lụy của hệ thống sản xuất và quản lý nhiều vùng chè còn bất cập.
Câu chuyện các tổ chức, các bộ, ban, ngành liên quan đứng lên kêu gọi người dân mua ủng hộ nông sản Việt thời gian qua là nguồn động viên thiết thực, góp phần gỡ khó cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp căn cơ thì có lẽ kịch bản đó rất có thể lặp lại.
Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.