Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013
Chiều 22-12, Sở NN&PTNT Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014, đề ra kế hoạch cho năm 2015.
Trong năm 2014, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả nuôi gần 91.000 ha, tăng 2,9% (trên 2.500 ha) so với cùng kỳ, vượt 1,76% (trên 1.500 ha) so với kế hoạch. Sản lượng tôm nuôi năm 2014 đạt trên 51.000 tấn, tăng 22,5% (gần 9.500 tấn) so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2014 là 52.000 tấn). Trong đó: Tôm công nghiệp - bán công nghiệp: diện tích nuôi trên 2 ngàn ha; sản lượng đạt gần 20 ngàn tấn; tôm-lúa: diện tích trên 71.500 ha, sản lượng 26.500 tấn; tôm quảng canh cải tiến: diện tích trên 17 ngàn ha, sản lượng trên 5.000 tấn.
Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 7.300 ha, mức độ thiệt hại 20 - 50%. Nguyên nhân do điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi, nhiều hộ nuôi tôm không theo thời vụ khuyến cáo, thả nuôi quanh năm làm tích tụ mầm bệnh; chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, kỹ thuật nuôi còn hạn chế; ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao; cùng với đó năng lực giám sát, hướng dẫn phòng chống bệnh của cán bộ thú y thủy sản còn hạn chế, chưa kịp thời.
Ngoài ra, lĩnh vực nuôi tôm của Kiên Giang còn một số khó khăn khác đã tồn tại nhiều năm nay là: Thiếu nguồn tôm giống (lượng tôm giống năm 2014 chỉ đáp ứng 21,87% nhu cầu, cả tỉnh phải nhập gần 5 triệu con tôm giống), hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, tình trạng nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn khá phổ biến, tình trạng các cơ sở thu mua bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu…
Định hướng năm 2015 là đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ chiều sâu theo hình thức nuôi công nghiệp - bán công nghiệp; giữ vững và nâng cao năng suất chất lượng nuôi tôm – lúa, quảng canh cải tiến ở vùng U Minh Thượng, Gò Quao; phát triển nuôi tôm công nghiệp các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên; tập trung nâng cao sản lượng, chất lượng tôm giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.
Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.
Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.
Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.