Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Hội Thảo Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn
Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.
Tại ruộng khảo nghiệm và trình diễn, các đại biểu và nhà nông cùng tham quan, xem xét đánh giá ưu, khuyết điểm của từng giống và bỏ phiếu lựa chọn bằng trực quan dựa trên các tiêu chí như dạng hình, nở buội mạnh, độ cứng cây, sâu bệnh...
Qua đó, bà con nông dân và các đại biểu tham dự Hội thảo đã chọn ra giống ST5 là giống phù hợp ở vùng nhiễm mặn nhờ có các đặc tính như: Đẻ nhánh mạnh, dạng hình hơi xòe, lá thẳng, chống chịu rầy nâu và bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích hợp các vụ trong năm và có tiềm năng năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha.
Ngoài ra, giống ST20 và giống OM 5451 cũng được nhiều nhà nông đánh giá cao. Tại Hội thảo, bà con nông dân cũng nhờ cán bộ chuyên môn giải thích về đặc tính một số giống lúa, ưu, khuyết điểm của một số giống lúa OM.
Công tác khảo nghiệm và trình diễn giống lúa là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Giống cây trồng nhằm đánh giá, tuyển chọn các giống lúa có năng suất, chất lượng gạo tốt để chọn ra giống thích hợp cho vùng tôm lúa nhiễm mặn ở Sóc Trăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho bà con nông dân.
Được biết, đây là buổi Hội thảo lần thứ 2 được Trung tâm Giống cây trồng tổ chức trong năm 2014. Ở Hội thảo lần trước, cũng tại xã Hòa Tú 2, nhiều nông dân cũng bình chọn giống lúa ST5 thích hợp cho vùng nhiễm mặn.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm 2015 đến nay, người nuôi ngao ở Nghệ An rơi vào cảnh trắng tay. Tình hình này khiến nhiều hộ nuôi ngao điêu đứng.
Chi cục Thủy sản Bắc Giang vừa phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Yên Dũng triển khai 10 ha nuôi cá thâm canh cao tại 2 xã Yên Lư (5 ha) và Đồng Việt (5 ha).
Khi hội nhập, tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến ngành chăn nuôi Việt Nam không lớn nhưng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ và Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi trong nước.
Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với mức thuế rà soát hành chính lần thứ chín (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh so với POR8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong Tám.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh bởi một trong những lý do cơ bản là chúng ta vẫn chưa thể chủ động được thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn còn quá cao.