Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Hội Thảo Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn

Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.
Tại ruộng khảo nghiệm và trình diễn, các đại biểu và nhà nông cùng tham quan, xem xét đánh giá ưu, khuyết điểm của từng giống và bỏ phiếu lựa chọn bằng trực quan dựa trên các tiêu chí như dạng hình, nở buội mạnh, độ cứng cây, sâu bệnh...
Qua đó, bà con nông dân và các đại biểu tham dự Hội thảo đã chọn ra giống ST5 là giống phù hợp ở vùng nhiễm mặn nhờ có các đặc tính như: Đẻ nhánh mạnh, dạng hình hơi xòe, lá thẳng, chống chịu rầy nâu và bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích hợp các vụ trong năm và có tiềm năng năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha.
Ngoài ra, giống ST20 và giống OM 5451 cũng được nhiều nhà nông đánh giá cao. Tại Hội thảo, bà con nông dân cũng nhờ cán bộ chuyên môn giải thích về đặc tính một số giống lúa, ưu, khuyết điểm của một số giống lúa OM.
Công tác khảo nghiệm và trình diễn giống lúa là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Giống cây trồng nhằm đánh giá, tuyển chọn các giống lúa có năng suất, chất lượng gạo tốt để chọn ra giống thích hợp cho vùng tôm lúa nhiễm mặn ở Sóc Trăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho bà con nông dân.
Được biết, đây là buổi Hội thảo lần thứ 2 được Trung tâm Giống cây trồng tổ chức trong năm 2014. Ở Hội thảo lần trước, cũng tại xã Hòa Tú 2, nhiều nông dân cũng bình chọn giống lúa ST5 thích hợp cho vùng nhiễm mặn.
Related news

Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.

Trong chuyến công tác tại huyện Mường Chà, chúng tôi có dịp được gặp và chia sẻ kinh nghiệm vượt khó làm giàu với ông Lường Văn Phanh, tổ dân phố số 1, thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà. Ông Phanh là 1 trong 51 cá nhân tiêu biểu được UBND huyện Mường Chà tặng Giấy khen trong Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mường Chà lần thứ 2.

Hiện diện tích thả nuôi cá tra trên toàn tỉnh khoảng 106ha, đạt 61% kế hoạch, trong đó có hàng chục héc-ta đang được người dân thả nuôi theo hướng GAP. Đến nay, người dân đã thu hoạch trên 70ha, năng suất bình quân 257 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn.

Bước sang năm 2014, với việc nhiều địa phương cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, người nông dân có điều kiện yên tâm đầu tư chuyển đổi sản xuất, phát triển NTTS. Thêm vào đó, giá bán sản phẩm thủy sản những tháng đầu năm ổn định và tăng hơn 15% so với năm 2013, trong đó, cá rô phi, cá chép tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Văn Hải, Tổ trưởng Tổ giám sát HTX nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho biết: Do biến động của thị trường nên giá trăn đất đã sụt giảm mạnh. Hiện tại giá chỉ còn 265.000 đồng/kg (loại 5 kg/con trở lên), so với cùng kỳ thấp hơn 60.000-100.000 đồng/kg.