Phòng chống dịch bệnh trên cây ăn trái
TS. Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG cho biết, ĐBSCL không chỉ nổi tiếng là vựa lúa hàng hóa; vựa tôm, cá của cả nước mà còn có thế mạnh đặc biệt về cây ăn trái.
Ước tính toàn vùng hiện có gần 300 ngàn ha cây ăn trái các loại, sản lượng khoảng 3,5 triệu tấn/năm, chiếm 38% diện tích và 44% sản lượng của cả nước.
ĐBSCL là vùng hội đủ điều kiện về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... để trồng cây ăn quả 4 mùa, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và XK ổn định.
Nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, đã nâng cao hiệu quả SX, tạo công ăn việc làm góp phần nâng cao mức sống của người dân.
Diện tích cây ăn trái ngày càng được mở rộng, hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản với những thương hiệu nổi tiếng như bưởi Năm Roi Vĩnh Long; bưởi da xanh Bến Tre; quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp); thanh long Tiền Giang và Long An...
Năm 2014 kim ngạch XK rau quả của Việt Nam đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 150% so với năm 2013, đạt giá trị cao nhất từ trước đến nay.
Hiện tại, trái cây Việt Nam đã XK sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thanh long là loại trái cây XK chủ lực chiếm hơn 40% tổng kim ngạch.
Riêng 7 tháng đầu năm 2015, ĐBSCL đã XK sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trên 160.000 tấn trái cây đặc sản, giá trị đạt 1,001 tỷ USD.
Dự báo năm 2015, tổng nhu cầu nhập khẩu trái cây của thế giới khoảng 3,6 triệu tấn, trong đó khoảng 2,6 triệu tấn là trái cây từ khu vực các nước nhiệt đới, tăng bình quân 5,4%/năm.
Sản phẩm trái cây Việt Nam, trong đó vùng SX trái cây ở ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để gia nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới.
Thị trường XK trái cây ĐBSCL tăng và kéo theo đó, các loại dịch hại xuất hiện ngày càng nhiều. Tính đến hết tháng 8/2015, bệnh đốm nâu gây hại 8.697 ha thanh long; bệnh chổi rồng hại 13.225 ha nhãn; bệnh greening hại 4.673 ha cây có múi...
Ông Nguyễn Thanh Cẩn, GĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, kinh tế vườn là thế mạnh của Tiền Giang với trên 72.000 ha cây ăn trái, sản lượng đạt trên 1,3 triệu tấn trái cây/năm.
Bệnh chổi rồng trên nhãn
Giá trị gia tăng của ngành hàng trái cây đạt trên 18.000 tỷ đồng, chiếm 57% giá trị SX nông nghiệp của tỉnh.
TS Phan Huy Thông đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền và phổ biến quy trình phòng chống dịch bệnh trên cây ăn trái. Năm 2016, Trung tâm KNQG sẽ đề xuất Bộ NN-PTNT dành ngân sách để tập huấn và chuyển giao TBKT phòng chống dịch bệnh.
Các tỉnh cần huy động cả hệ thống chính trị để phòng chống dịch bệnh, giúp ngành hàng trái cây nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
Tuy nhiên dịch bệnh đã làm cho một số nhà vườn thất thu tiền tỷ. Đây là vấn đề nan giải không chỉ của nông dân mà còn là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học…
"Việc tổ chức diễn đàn là rất thiết thực, kịp thời giải quyết các bức xúc của nhà vườn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng trái cây đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và XK", ông Cẩn nói.
Th.S Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đưa ra giải pháp phòng trừ trên cây có múi là loại bỏ cây bệnh; sử dụng giống cây sạch bệnh; sử dụng thuốc BVTV...
Đồng thời trồng xen cây trồng khác, sử dụng dinh dưỡng hợp lý kéo theo tuổi thọ cây có múi, thay đổi thời vụ trồng, trồng thưa...
Theo ông Hòa, những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phòng chống dịch bệnh vàng lá greening trong thời gian qua là thiếu trầm trọng nguồn giống cây sạch bệnh.
Hệ thống SX và cung ứng giống cây sạch bệnh chưa hoạt động hiệu quả, quản lý nhà nước còn lỏng lẻo.
Nông dân chưa mạnh dạn đốn bỏ cây bệnh trước khi trồng lại; chưa nhận thức rõ tác hại của rầy chổng cánh nên việc áp dụng các biện pháp phòng trừ kém; trồng dầy để ăn nhanh; thiếu hệ thống cây chắn gió, lượng phân bón và thuốc BVTV áp dụng thuần túy, khai thác triệt để sức sinh sản của cây, lạm dụng phân hóa học…
Bộ NN-PTNT đã ban hành các Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn thay thế quy trình tạm thời; Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long tạm thời. Nhờ áp dụng TBKT mới, diện tích thanh long nhiễm bệnh nặng đã giảm rõ rệt, tỷ lệ nhiễm chỉ còn 15 - 20%.
Đối với cây nhãn tiêu da bò, nhà vườn SX theo tiêu chuẩn GAP và việc cấp mã cho nhãn đi Mỹ là một giải pháp quản lý dịch bệnh rất có hiệu quả trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Một ngày hè nắng chói chang, trời trong, biển lặng, chúng tôi lên tàu cao tốc vượt hơn ba mươi cây số từ TP Rạch Giá ra Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, để tìm gặp “tỉ phú hồ tiêu”.
Dù mới "bén duyên" với mảnh đất Hồng Thái (Phú Xuyên - Hà Nội) được 2 năm nhưng cây măng tây xanh đã chứng tỏ sự phù hợp với chất đất bãi phù sa màu mỡ và mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.
Hiện nay, nhiều nông dân vẫn “ưu ái” sử dụng các loại giống lúa có phẩm chất gạo trung bình, đặc biệt là IR50404. Tại Chợ Mới (An Giang), diện tích xuống giống IR50404 năm sau… cao hơn năm trước. Nông dân có lý do riêng để quyết tâm theo đuổi giống lúa này, dù ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo.
Giá phân bón tăng đột biến vào đầu vụ sản xuất khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá các loại phân ure hiện dao động từ 420 - 470 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng từ 50 - 60 ngàn đồng/bao so với một tháng trước đó; giá phân NPK khoảng 570 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng 50 ngàn đồng/bao...
Với lợi thế có Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư đóng trên địa bàn, những năm qua, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vận động Nhân dân chuyển từ cấy lúa sang sản xuất cây giống đạt hiệu quả kinh tế cao.