Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.
Với khí hậu phần nhiều là nắng nóng, vùng đất Mỹ Sơn khá thích hợp cho việc trồng đu đủ với vị ngọt đặc trưng. Mỗi sào có thể trồng khoảng 200 gốc đu đủ, sau 8 tháng thì sẽ cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây cho khoảng 30 trái, có trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg, với giá bán trung bình từ 3,5 - 4 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 15 triệu đồng/sào/vụ.
Anh Lê Tuấn Sanh ở thôn Phú Thạnh có diện tích trồng gần 1 ha. Anh cho biết chỉ mới qua lứa đầu tiên đã thu về được gần 100 triệu đồng... Anh chia sẻ: Trồng đu đủ nhất thiết cần đảm bảo đủ lượng nước tưới thì cây sẽ đậu trái nhiều.
Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá sẽ bị hư hại, cây phát triển chậm. Để đạt năng suất cao, từ lúc mới trồng cho tới khi thu hoạch, cần bón khoảng từ 10-15 kg phân chuồng và 3-5 kg phân đạm trên mỗi gốc, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Ngoài anh Sanh, hiện nay, còn có nhiều hộ khác ở các thôn Phú Thuận, Phú Thủy... cũng đang phát triển trồng cây đu đủ với diện tích ngày càng mở rộng.
Lâu nay các hộ trồng đu đủ chủ yếu sử dụng giống địa phương, nên năng suất đạt thấp, thu nhập không ổn định. Trước những vụ sản xuất không mang lại hiệu quả, bà con đã chủ động sử dụng giống đu đủ mới đưa vào trồng là khá phù hợp, bởi đây là cây ăn trái vốn đầu tư ít, lại dễ chăm sóc, thị trường tiêu thụ mạnh và giá bán luôn ổn định.
Đặc biệt, đu đủ có thời gian sinh trưởng dài ngày nên bên cạnh việc trồng đu đủ, người dân còn trồng xen canh ớt, đậu, các loại rau... để nâng cao giá trị cây trồng mang lại trên cùng một diện tích đất.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.
Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.
Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.
Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.
Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.