Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Mía Trổ Trắng Cờ, Người Trồng Mía Trắng Tay

Cây Mía Trổ Trắng Cờ, Người Trồng Mía Trắng Tay
Ngày đăng: 25/11/2014

Mía trổ trắng cờ, chết khô, đồng nghĩa người trồng mía nơi đây cũng trắng tay trong vụ mía này.

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.

Mía trổ trắng cờ, thân mía bắt đầu teo tóp chết khô trên đồng và người trồng mía ngậm ngùi muốn chết đứng khi nghĩ đến cảnh trắng tay sau gần một năm bỏ công chăm sóc, vất vả. Hình ảnh xót xa này dễ bắt gặp khi về xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vào thời điểm này.

Bà Nguyễn Thị Sáu - một hộ trồng mía ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, than thở: “Bây giờ chúng tôi không biết tính toán thế nào nữa. Giờ mía đã trổ cờ mà chưa bán được, không ai mua. Giá cả lại rẻ không đủ để trả nợ đồng vốn”.

3 năm qua, khi mía đến mùa thu hoạch, người trồng mía ở ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng không còn háo hức niềm vui trúng mùa, trúng giá như những năm trước, thay vào đó là nỗi xót xa vì lỗ lã khi giá mía ngày một bấp bênh.

Vào thời điểm này, tại huyện Phụng Hiệp vẫn còn hơn 2 ngàn ha mía đã quá ngưỡng thu hoạch nhưng chưa có người mua, tập trung nhiều ở xã Tân Phước Hưng và Thị trấn Búng Tàu, trong đó, xã Tân Phước Hưng chiếm gần 1.500 ha. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Phước Hưng cho biết: “Mía hiện nay trổ cờ và chết. Hàng năm đó, ở xã Tân Phước Hưng đến thời điểm này mía bán chỉ còn 300 đến 400 ha nhưng hiện nay toàn xã còn đến hơn 50% và giá hiện nay mua 720 đồng đến 740 đồng/kg hà. Bà con năm nay có thể không có vốn đầu tư trở lại, lý do công tiền vay ngân hàng rồi cây mía năm nay lỗ. Một ha lỗ khoảng 30 triệu đồng”.

Những ngày này, bà con không cam tâm đứng nhìn cây mía trổ cờ và dần dần chết để công sức của mình bỏ sông, bỏ bể, người trồng mía Phụng Hiệp lại chạy đôn, chạy đáo tìm thương lái vào thu mua. Đến khi tìm được thương lái, họ lại kỳ kèo bớt đầu bớt đuôi.

Chị Huỳnh Thị Đẹp ở Thị trấn Búng Tàu cho biết: Giờ chị còn hơn 400 tấn mía đã qua 11 tháng nhưng chưa thu hoạch. Những ngày qua, thương lái trả giá chưa qua ngưỡng 700 đồng/kg. Tóm lại, trước sau gì cũng phải bán, nếu càng để lâu, cây mía chết nhiều, giảm năng suất gây thua lỗ.

Mía là một trong những cây trồng có chi phí đầu tư cao so với nhiều loại cây trồng khác, bên cạnh đó thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch cũng kéo dài từ 9 đến 10 tháng. Tuy nhiên, với giá mía cứ bấp bênh khi vào chính vụ như những năm vừa qua đã đẩy người trồng mía vào cảnh khốn khó.

Để người trồng mía thật sự an tâm, đồng thời để duy trì và phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu, đã đến lúc cần có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người trồng mía như đối với các cây trồng khác, đồng thời với việc triển khai nhiều giải pháp khả thi hơn. Nếu trồng mía cứ thua lỗ, nông dân dần dần sẽ không còn mặn mà với cây mía vốn đã gắn bó từ lâu.

Thực tế, trong thời gian qua nhiều nông dân ở ĐBSCL đã quay lưng với cây mía. Theo thống kê, chỉ trong vụ mía này, toàn vùng đã sụt giảm hàng ngàn ha mía so với vụ trước, trong đó chỉ riêng tỉnh Hậu Giang, diện tích mía đã giảm hơn 1.000 ha.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang) Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang)

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

08/12/2014
Tổn Thất Về Giá Trị Cá Ngừ Lên Đến 70% Tổn Thất Về Giá Trị Cá Ngừ Lên Đến 70%

Cụ thể, đa phần cá ngừ đại dương tại các cảng cá ở các tỉnh Nam Trung Bộ bán ra với mức giá chỉ bằng 1/3 so với giá cá bán sang Nhật do không đủ tiêu chuẩn xuất tươi nguyên con. Mỗi năm, sản lượng cá ngừ đại dương khai thác của ngư dân Nam Trung Bộ không dưới 15.000 tấn nhưng chỉ có 20% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

23/07/2014
Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên “Mặt Trận” Phát Triển Kinh Tế Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên “Mặt Trận” Phát Triển Kinh Tế

Nhằm từng bước nâng cao đời sống của các hội viên, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Hội CCB các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 lượt hội viên.

23/07/2014
Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu

Sau bao năm vất vả, giờ đây thành công đã nở nụ cười với ông - đó là câu chuyện vượt khó làm giàu của cựu chiến binh (CCB) Lò Văn Ít ở bản Na Hát, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), người đang sở hữu một “cơ ngơi” khiến nhiều người trong bản phải ngưỡng mộ với mô hình VAC mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

23/07/2014
Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm Tăng Trưởng Tín Dụng Vượt Ngưỡng Âm

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

23/07/2014