Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thầu Dầu Cây Xóa Đói Giảm Nghèo Bền Vững

Thầu Dầu Cây Xóa Đói Giảm Nghèo Bền Vững
Ngày đăng: 25/11/2014

Hiện nay, trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đak Lak và Đak Nông phát triển được hơn 3.000 ha cây thầu dầu trong vùng dân tộc thiểu số, trong đó có một số diện tích cho thu bói năm đầu đạt 3 - 4 tạ hạt khô/ha. Sau 4 năm trồng, năng suất cây thầu dầu sẽ tăng nhanh và ổn định ở mức 7 - 8 tấn hạt/ha (tùy theo từng vùng đất); tuổi thọ của loại cây trồng này sinh trưởng trên 40 năm, không những góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn đóng góp đáng kể về mặt giá trị kinh tế tại những vùng dân cư nghèo.

Những hộ đang trồng cây thầu dầu cho biết: Trong 4 năm đầu, bình quân mỗi ha chỉ cho mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/ha bởi năng suất còn thấp. Từ năm thứ 4 trở đi, cây thầu dầu phát triển mạnh cho năng suất cao và ổn định thì mức thu nhập đạt 35 - 40 triệu đồng/ha (sau khi trừ chi phí). Nếu so với các loại cây trồng khác trên những vùng đất cằn khô nay đưa vào trồng cây thầu dầu thì hiệu quả cao hơn.

Ở địa bàn Gia Lai ban đầu cũng đã phát triển được hơn 1.000 ha cây thầu dầu trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Xã Ia Phang (huyện Chư Pưh) là một trong những xã vùng sâu, vùng xa đi đầu trong phong trào này và bước đầu đã có kết quả. Hộ trồng ít cũng có 1 - 2 ha và những hộ trồng nhiều có đến 7 - 8 ha, trên cơ sở bà con đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Anh Ksor Phăng (ở làng Phung B, xã Ia Phang) phấn khởi: Nhà mình đã trồng được 2 ha cây thầu dầu và hiện đang phát triển tốt, mới đây đã bắt đầu cho thu bói được hơn 16 tấn quả tươi/2 ha và bán được 8 triệu đồng. Đây là quỹ đất trước đó mình đưa vào trồng cây bắp, cây mì truyền thống nên năng suất không cao, không đủ cái ăn cho cả nhà. Mình hy vọng sau chừng 4 năm nữa sẽ làm giàu được...

Ông Nguyễn Văn Đức - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phang cho biết: Tuy cây thầu dầu mới phát triển trên địa bàn khoảng chừng hơn 1 năm nay, song bước đầu cũng đã khẳng định đây là loại cây “xóa đói-giảm nghèo” bền vững ở các buôn làng dân tộc thiểu số. Hiện nay, trong xã còn khá nhiều quỹ đất nương rẫy cằn cỗi, bạc màu cũng như đất hoang hóa trong các buôn làng lâu nay không sử dụng đến, chính quyền và các đoàn thể trong xã đang tiếp tục vận động và tạo mọi điều kiện cho bà con đưa vào trồng cây thầu dầu...

Người “đỡ đầu” cho phong trào phát triển loại cây này trên vùng đất Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng là Công ty TNHH một thành viên Sinh học Minh Hoàng, đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Công ty đã liên kết hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con với suất đầu tư 29 triệu đồng/ha trong thời gian 4 năm đầu và bao tiêu sản phẩm với giá theo thị trường 2.000 đồng/kg hạt khô.

Công ty Minh Hoàng cũng đã khởi công xây dựng nhà máy chiết ép, chế biến dầu sinh học bio diezen bằng hạt thầu dầu có công suất 30.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku). Đây là nhà máy đầu tiên ở vùng Tây Nguyên chiết ép, chế biến nhiên liệu sinh học bằng nguồn nguyên liệu tại chỗ theo đề án, chính sách khuyến khích của Chính phủ.

Bà Trần Thị Tuyết Mai, cho biết: Hiện nay, Công ty đã hình thành vùng nguyên liệu tại 3 tỉnh Gia Lai, Đak Lak và Đak Nông hơn 3.000 ha cây thầu dầu và dự kiến trong năm 2015 - 2016 tới sẽ mở rộng diện tích lên đến 10.000 ha, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động đủ công suất.

Trước mắt, Công ty đầu tư 150 tỷ đồng xây dựng nhà máy (giai đoạn I) phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm năm nay, với công suất đạt 8.000 tấn dầu sinh học/năm. Theo kế hoạch dự án, sau 3 năm, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy để nâng công suất sản xuất lên 30.000 tấn/năm với tổng nguồn vốn 500 tỷ đồng.

Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng khoa học-kỹ thuật từ hạt cây thầu dầu chiết ép, sản xuất ra dầu diezen sinh học đã được kiểm định tại Cục Đo lường Quốc gia cùng với tiêu chuẩn QCVN01 - 2009/BKHCN ngày 30-9-2009. Quy trình sản xuất khép kín này cũng cho ra các sản phẩm phụ khác là phân bón sinh học và thuốc trừ sâu, tiến tới chế biến thức ăn gia súc bằng loại phụ phẩm này.

Cây thầu dầu có tên khoa học là Jatropha, là loại cây mọc tự nhiên trên những vùng đất hoang hóa, đất khô cằn ở vùng Tây Nguyên. Ưu điểm của loại cây trồng này là chịu hạn tốt, kháng bệnh và không cần nguồn nước tưới; thân cây dẻo không sợ gãy đổ do tác động của thiên tai như ảnh hưởng các cơn bão, lốc xoáy.

Quy trình chăm sóc hàng năm như làm cỏ, bón phân để cho cây phát triển cũng rất đơn giản phù hợp với trình độ canh tác của cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Nguồn bài viết: http://baogialai.com.vn/channel/722/201411/thau-dau-cay-xoa-doi-giam-ngheo-ben-vung-2353625/


Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

09/07/2014
Bệnh Bạc Lá Gây Hại Mạnh Trên Lúa Hè Thu Bệnh Bạc Lá Gây Hại Mạnh Trên Lúa Hè Thu

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 275ha lúa Hè thu bị bệnh bạc lá tấn công, tăng 104ha so với thời điểm cuối tháng 6, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20%. Nguyên nhân là do đợt mưa dầm vừa qua làm cho ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh và có khả năng gia tăng thêm diện tích trong thời gian tới, bởi hiện nay đang bước vào đầu mùa mưa.

09/07/2014
Giá Chuối Giảm Gây Khó Khăn Cho Nông Dân Giá Chuối Giảm Gây Khó Khăn Cho Nông Dân

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa), nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mấy tháng trở lại đây, giá chuối giảm liên tục đã gây khó khăn cho bà con nông dân.

09/07/2014
“Phất” Lên Từ Cây Măng Cụt “Phất” Lên Từ Cây Măng Cụt

Lao động cật lực để kiếm được ít đất bưng nhưng lại không thuận lợi cho việc trồng hoa màu. Ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tìm đến cây măng cụt, kết quả là cây măng cụt đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.

09/07/2014
Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.

09/07/2014