Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Publish date: Thursday. August 28th, 2014

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.

Với khí hậu phần nhiều là nắng nóng, vùng đất Mỹ Sơn khá thích hợp cho việc trồng đu đủ với vị ngọt đặc trưng. Mỗi sào có thể trồng khoảng 200 gốc đu đủ, sau 8 tháng thì sẽ cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây cho khoảng 30 trái, có trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg, với giá bán trung bình từ 3,5 - 4 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 15 triệu đồng/sào/vụ.

Anh Lê Tuấn Sanh ở thôn Phú Thạnh có diện tích trồng gần 1 ha. Anh cho biết chỉ mới qua lứa đầu tiên đã thu về được gần 100 triệu đồng... Anh chia sẻ: Trồng đu đủ nhất thiết cần đảm bảo đủ lượng nước tưới thì cây sẽ đậu trái nhiều.

Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá sẽ bị hư hại, cây phát triển chậm. Để đạt năng suất cao, từ lúc mới trồng cho tới khi thu hoạch, cần bón khoảng từ 10-15 kg phân chuồng và 3-5 kg phân đạm trên mỗi gốc, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Ngoài anh Sanh, hiện nay, còn có nhiều hộ khác ở các thôn Phú Thuận, Phú Thủy... cũng đang phát triển trồng cây đu đủ với diện tích ngày càng mở rộng.

Lâu nay các hộ trồng đu đủ chủ yếu sử dụng giống địa phương, nên năng suất đạt thấp, thu nhập không ổn định. Trước những vụ sản xuất không mang lại hiệu quả, bà con đã chủ động sử dụng giống đu đủ mới đưa vào trồng là khá phù hợp, bởi đây là cây ăn trái vốn đầu tư ít, lại dễ chăm sóc, thị trường tiêu thụ mạnh và giá bán luôn ổn định.

Đặc biệt, đu đủ có thời gian sinh trưởng dài ngày nên bên cạnh việc trồng đu đủ, người dân còn trồng xen canh ớt, đậu, các loại rau... để nâng cao giá trị cây trồng mang lại trên cùng một diện tích đất.


Related news

Cần tiếp sức người nuôi bò Cần tiếp sức người nuôi bò

Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

Monday. June 15th, 2015
Phong trào xây nhà nuôi chim yến đã giảm sốt Phong trào xây nhà nuôi chim yến đã giảm sốt

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.

Monday. June 15th, 2015
Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng

Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.

Monday. June 15th, 2015
Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng

Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...

Monday. June 15th, 2015
Giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo nuôi dê Giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo nuôi dê

Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.

Monday. June 15th, 2015