Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực
Lần đầu tiên ở Mỹ có tình trạng ngô được dùng để chế tạo làm nhiên liệu sinh học nhiều hơn làm thức ăn gia súc, làm giá ngô tăng vọt, gây nhức nhối cho người chăn nuôi và người dân ở các nước nghèo vẫn dùng ngô làm lương thực.
Vốn dĩ cây ngô được xếp vào nhóm cây lương thực; ngô còn được dùng làm thức ăn gia súc. Nhưng giờ đây ngô ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nhiên liệu cho xe ô tô. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm nay là năm đầu tiên ngô được chế biến công nghiệp thành biomethanol nhiều hơn là dùng để chăn nuôi. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới.
Tính từ 1/9/2010 đến 31/8/2011, ngành công nghiệp chế biến biomethanol tiêu thụ hết 128 triệu tấn ngô. Con số này tương đương 40 % sản lượng ngô năm trước. Khoảng 127 triệu tấn ngô được dùng để làm thức ăn chăn nuôi. Chỉ có khoảng 35 triệu tấn được dùng làm lương thực, làm bỏng ngô để ăn sáng, làm tinh bột, chất làm ngọt và làm một số sản phẩm khác.
Sản lượng biomethanol ở Mỹ trong những năm qua ngày một tăng. Thí dụ năm: 2001 khoảng 25 triệu tấn ngô được dùng để chế biến thành nhiên liệu sinh học, năm 2006 đã lên đến 53 triệu tấn, và theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm tới con số này sẽ là 131 triệu tấn.
Do nhu cầu tăng nên giá ngô tăng nhanh: Đầu năm 2011, giá ngô đã lên đến mức kỷ lục. Bất chấp tình trạng giá cả tăng vọt, các doanh nghiệp Mỹ vẫn sản xuất tới 52 tỷ lít bioethanol vì với giá xăng dầu hiện nay trên thị trường, sản xuát nhiên liệu sinh học từ ngô vẫn sinh lời.
Trong khi đó người chăn nuôi ở Mỹ kêu ca nhiều về chi phí đầu vào ngày càng tăng, họ lo sợ rằng xu hướng này còn tiếp diễn. Ông Bill Roenigk thuộc National Chicken Council, Hiệp hội Vận động hành lang của giới chăn nuôi gia cầm nói: "Giới sản xuất ethanol bao giờ cũng có lợi thế hơn những người chăn nuôi gia súc, gia cầm vì theo luật định thu mua ethanol được nhà nước bảo đảm."
Tuy nhiên không phải chỉ có giới chăn nuôi Mỹ bị tác động xấu của việc tăng giá ngô. Nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới cho rằng lương thực đã bị sử dụng làm chất đốt nên giá cả tăng lên. Nhân dịp hội nghị G-20, các tổ chức này đã yêu cầu các nước không nên hy vọng vào nhiều vào nhiên liệu sinh học, nhưng đề nghị này không được chấp nhận. Trong khi nhà nông Mỹ lo sợ không kham nổi giá ngô làm thức ăn chăn nuôi thì người dân ở các nước nghèo đang lâm vào tình trạng điêu đứng vì giá lương thực trên thị trường thế giới ngày một tăng
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nước ta phải nhập một số loại hoa quả từ nước ngoài với giá cao, người tiêu dùng còn nghi ngờ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì có nông dân trong tỉnh Hưng Yên đã ứng dụng thành công kỹ thuật trồng giống dưa Kim hoàng hậu (còn gọi là dưa vàng) có xuất xứ từ Thái Lan, cho năng suất, chất lượng không thua kém dưa nhập khẩu, giá rẻ hơn dưa nhập khẩu nhưng lợi nhuận vẫn cao hơn nhiều loại cây trồng khác.
Ngày 14-6, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) Phạm Quốc Liêm cho biết, container 40 feet với gần 22 tấn chuối già hương xuất khẩu của công ty đang trên đường đến Tokyo, Nhật Bản.
Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã dự thảo xong Đề án phát triển vùng sản xuất cam xoàn ở xã Phương Phú và được các sở, ngành tỉnh góp ý xong, đa phần đều thống nhất với nội dung dự thảo của đề án.
Các loại trái cây hè tại các huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) đang vào mùa thu hoạch. Mới đầu mùa nhưng giá một số loại trái cây bán tại vườn giá 10 - 20% so với vài tháng trước. Điệp khúc “rộ mùa mất giá” lại tái diễn khiến các nhà vườn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Dự án thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà đã được Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai vào năm 2014. Mục tiêu dự án là bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ theo tiêu chuẩn, hướng dẫn chăm sóc dừa mẹ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.