Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực

Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực
Publish date: Wednesday. August 3rd, 2011

Lần đầu tiên ở Mỹ có tình trạng ngô được dùng để chế tạo làm nhiên liệu sinh học nhiều hơn làm thức ăn gia súc, làm giá ngô tăng vọt, gây nhức nhối cho người chăn nuôi và người dân ở các nước nghèo vẫn dùng ngô làm lương thực.

Vốn dĩ cây ngô được xếp vào nhóm cây lương thực; ngô còn được dùng làm thức ăn gia súc. Nhưng giờ đây ngô ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nhiên liệu cho xe ô tô. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm nay là năm đầu tiên ngô được chế biến công nghiệp thành biomethanol nhiều hơn là dùng để chăn nuôi. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới.

Tính từ 1/9/2010 đến 31/8/2011, ngành công nghiệp chế biến biomethanol tiêu thụ hết 128 triệu tấn ngô. Con số này tương đương 40 % sản lượng ngô năm trước. Khoảng 127 triệu tấn ngô được dùng để làm thức ăn chăn nuôi. Chỉ có khoảng 35 triệu tấn được dùng làm lương thực, làm bỏng ngô để ăn sáng, làm tinh bột, chất làm ngọt và làm một số sản phẩm khác.

Sản lượng biomethanol ở Mỹ trong những năm qua ngày một tăng. Thí dụ năm: 2001 khoảng 25 triệu tấn ngô được dùng để chế biến thành nhiên liệu sinh học, năm 2006 đã lên đến 53 triệu tấn, và theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm tới con số này sẽ là 131 triệu tấn.

Do nhu cầu tăng nên giá ngô tăng nhanh: Đầu năm 2011, giá ngô đã lên đến mức kỷ lục. Bất chấp tình trạng giá cả tăng vọt, các doanh nghiệp Mỹ vẫn sản xuất tới 52 tỷ lít bioethanol vì với giá xăng dầu hiện nay trên thị trường, sản xuát nhiên liệu sinh học từ ngô vẫn sinh lời.

Trong khi đó người chăn nuôi ở Mỹ kêu ca nhiều về chi phí đầu vào ngày càng tăng, họ lo sợ rằng xu hướng này còn tiếp diễn. Ông Bill Roenigk thuộc National Chicken Council, Hiệp hội Vận động hành lang của giới chăn nuôi gia cầm nói: "Giới sản xuất ethanol bao giờ cũng có lợi thế hơn những người chăn nuôi gia súc, gia cầm vì theo luật định thu mua ethanol được nhà nước bảo đảm."

Tuy nhiên không phải chỉ có giới chăn nuôi Mỹ bị tác động xấu của việc tăng giá ngô. Nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới cho rằng lương thực đã bị sử dụng làm chất đốt nên giá cả tăng lên. Nhân dịp hội nghị G-20, các tổ chức này đã yêu cầu các nước không nên hy vọng vào nhiều vào nhiên liệu sinh học, nhưng đề nghị này không được chấp nhận. Trong khi nhà nông Mỹ lo sợ không kham nổi giá ngô làm thức ăn chăn nuôi thì người dân ở các nước nghèo đang lâm vào tình trạng điêu đứng vì giá lương thực trên thị trường thế giới ngày một tăng


Related news

Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh) Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh)

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

Monday. July 7th, 2014
Mùa Bưởi Ngọt Mùa Bưởi Ngọt

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

Tuesday. December 2nd, 2014
Hến Xuất Hiện Nhiều Ở Thượng Lưu Đầm Ô Loan Hến Xuất Hiện Nhiều Ở Thượng Lưu Đầm Ô Loan

Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.

Monday. July 7th, 2014
Trồng Chuối Trên Đất Muối Tro Trồng Chuối Trên Đất Muối Tro

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Tuesday. December 2nd, 2014
Những Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Những Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.

Monday. July 7th, 2014