Mỹ Giảm Thuế Chống Phá Giá Với Cá Tra Việt Nam
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam.
Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ từ giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009 giảm xuống 0% thay cho đề xuất 130% trước đó.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, đây là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 6 (POR6) về thuế chống bán phá giá cá tra.
Việc thuế chống bán phá giá cá tra giảm thấp so với mức 130% của lần xem xét trước (công bố vào tháng 9/2010) do DOC chọn Bangladesh làm quốc gia thứ ba thay thế để tính biên độ chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam thay vì Philippines.
Các bị đơn tự nguyện khác cũng được giảm thuế còn 0-0,2%. Mức thuế áp cho các doanh nghiệp còn lại không tham gia đợt xem xét trên (ngoài danh sách bị đơn bắt buộc và tự nguyện) là 2,11 USD/kg (khoảng 63,38%), bằng mức thuế của POR5.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), nguyên nhân có sự thay đổi về thuế “ngoạn mục” trên do DOC đã quay lại sử dụng số liệu từ Bangladesh thay vì Philippines bởi sự ổn định và chính xác hơn về các nguồn số liệu so sánh. Các năm trước đây DOC cũng dùng số liệu của Bangladesh để quyết định mức thuế CBPG của VN và mức thuế thường bằng 0.
Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện khi kết quả điều tra cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%). Ngược lại hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Liên quan đến việc Mỹ áp thuế CBPG đối với tôm, Việt Nam đã kiện Mỹ ra WTO. Theo đại diện của VASEP, WTO sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 5 tới và VN có rất nhiều khả năng thắng kiện vì cách tính quy về 0 “zeroing” của Mỹ là phi lý. Nếu thắng kiện, Mỹ sẽ phải áp dụng cách tính thuế CBPG mới và mức thuế của các công ty Việt Nam sẽ giảm mạnh, nhiều khả năng bằng 0.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Đặc biệt là bước sang những tháng đầu năm 2014, diện tích ao đầm nuôi tôm công nghiệp của huyện tăng hơn 50% (khoảng 153 ha) so với năm 2013, nâng tổng số hiện nay toàn huyện có hơn 435 ha.
Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…
Mấy ngày qua, nhiều người trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang 1, Đồng Xuân (Phú Yên) bức xúc khi phát hiện phân bón NPK mình mua là giả.
Từ đầu năm đến nay, ngư dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, ngư trường có xu hướng bị thu hẹp nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Trước và trong tết Nguyên Đán, tại các xã Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, Bồ Lý (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) xuất hiện tình trạng gia cầm, chủ yếu là gà bị ốm, chết bất thường.