An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững
Sáng 9/10, tại UBND tỉnh An Giang đã diễn ra lễ ký kết hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu giữa Cty TNHH Dược phẩm An Thiên (TP.HCM) với UBND huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang).
Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…
Đầu năm 2016 sẽ nhân rộng với quy mô lớn theo dự án. Song song đó, Cty sẽ xây dựng nhà máy sơ chế tại địa phương đạt chuẩn GMP.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, GĐ Sở Công thương An Giang cho biết, vùng Bảy Núi có gần 700 loài cây, trong đó nhiều cây dược liệu quý như: Trầm hương, đinh lăng, hương nhu trắng, nghệ vàng, nghệ xà cừ, ba kích, trinh nữ hoàng cung, Hh thủ ô đỏ, kim tiền thảo, huyết rồng, thần xạ hương, ích mẫu, sâm hồng…
Có thể bạn quan tâm
Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.
Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.
Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Đồng Nai hiện có hàng chục trang trại và hộ nông dân đã ứng dụng thành công chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Đây là cách chăn nuôi tiên tiến mà đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015 khuyến khích nhân rộng.