Mướt mắt ngắm vườn nho Ba Mọi trái mùa vẫn sai trĩu giàn

Dù thời tiết những tháng cuối năm không phù hợp để cây nho sinh trưởng nhưng bằng kỹ thuật trồng nho tích cóp trong nửa đời người, lão nông Nguyễn Văn Mọi (Ninh Thuận) vẫn “ép” được vườn nho đẻ trái sai trĩu giàn…
Theo lão nông Nguyễn Văn Mọi (chủ vườn nho Ba Mọi): Trồng nho không phức tạp nhưng lại khá mẫn cảm với thời tiết.
Ở Ninh Thuận thời gian tốt nhất cho nho sinh trưởng và ra trái là từ tháng Giêng đến hết tháng 6.
Những tháng còn lại do có mưa nên nguy cơ thất thu rất lớn.
Cũng theo ông Mọi: Thời điểm tốt nhất để du khách tham quan mùa nho ở Ninh Thuận là vào khoảng tháng Ba, tháng Tư, khi đó giàn nho sẽ trĩu quả, tha hồ ngắm và chụp hình thỏa thích.
Riêng những tháng cuối năm, đa số người nông dân sẽ cắt cành để nho vào trạng thái “ngủ đông” như ở các nước châu Âu.
Lý giải việc mình vẫn cho nho “đẻ” trái trong những tháng cuối năm, ông Ba chỉ cười: Tôi có kỹ thuật nên duy trì được giàn nho, dù chỉ bằng 2/3 sản lượng chính vụ nhưng vẫn có nho để khách tham quan, chụp ảnh.
Chỉ cho chúng tôi giấy chứng nhận GAP treo trên tường, lão nông Ba Mọi khẳng định: "Nho trồng tại vườn không xịt thuốc hay gì cả nên rất an toàn cho người ăn"…
Được biết, lão nông Nguyễn Văn Mọi hiện đang sở hữu vườn nho rộng 2ha với thu nhập hàng năm hơn 1,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông còn liên kết với 200 ha nho của nông dân trong vùng để làm VietGap.
Đặc biệt, ông còn tự sản xuất rượu vang mang thương hiệu Ba Mọi để cung cấp cho thị trường du lịch với công suất 15.000 chai/năm.
Có thể bạn quan tâm

Đệm lót lên men là công nghệ mới được ngành chăn nuôi heo và gia cầm ở Đồng Tháp áp dụng đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn, ít tốn công chăm sóc, tăng lợi nhuận cho nông hộ.

Để có đàn giống tốt phục vụ cho nuôi thương phẩm, cần đặc biệt chú trọng đến khâu ương nuôi từ giai đoạn cá bột cho tới cá giống.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm me ngọt (giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên - Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.

Ông Lê Minh Phú, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết, cơ quan này đang cử cán bộ đến gia đình ông Nguyễn Văn Diện để điều tra nguyên nhân cái chết của con sư tử biển, qua đó sẽ làm rõ trách nhiệm liên quan...

Cắt sơn hứng nhựa là mục đích cuối cùng của người trồng sơn. Cắt sơn có liên quan chặt chẽ với sản lượng, chất lượng sơn, nhiệm kỳ kinh doanh và hiệu quả kinh tế của cây Sơn. Do đó, nắm được kỹ thuật và khai thác hợp lý mới kéo dài được thời gian cho nhựa và trồng sơn sẽ thu được hiệu quả tối ưu.