Chợ phiên nông sản đạt doanh số cao gấp đôi năm trước
Theo Ban tổ chức, doanh thu của gian hàng thấp nhất là 10 triệu đồng, gian hàng cao nhất là 2,8 tỉ đồng. Các đơn vị tham gia phiên chợ cũng được ký kết được 10 hợp đồng, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
“Đây là con số rất đáng khích lệ tại phiên chợ năm nay,” ông Nguyễn Văn Chủ, Giám đốc trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân TPHCM, Trưởng Ban tổ chức Chợ phiên, cho biết.
Cũng theo ông Chủ, so với Chợ phiên lần 2 năm 2014, số lượng các nhà vườn, hội viên đăng ký tham gia vượt ngoài dự kiến, mẫu mã sản phẩm cũng đẹp và đa dạng hơn.
Chợ phiên 2015 có sự tham gia của 161 gian hàng trên tổng số 194 gian đăng ký (vì khuôn viên hạn chế), trong đó TPHCM có 83 gian (chiếm 51,6%). Phiên chợ thu hút hơn 10.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm.
Phiên chợ nông sản lần 3 với chủ đề “Sản phẩm nông nghiệp đô thị Thành phố với chất lượng và giá trị cao” do Hội Nông dân TPHCM và Sở Công thương TPHCM tổ chức từ ngày 1 đến ngày 4-10 tại Công viên Làng hoa Gò Vấp, nhằm hỗ trợ nông dân có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đô thị đến người tiêu dùng; tạo điều kiện để nông dân nắm bắt, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.
Tham gia chợ phiên lần này chủ yếu là những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, trang trại doanh nghiệp đến từ miền Trung, miền Đông và Tây Nam bộ.
Tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức cũng trao bằng khen cho các đơn các đơn vị đạt giải Hội thi Hoa lan và Bonsai đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.
“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.
Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.
Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?
So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.