Cơ chế trói tay ngành lúa gạo
Tại hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm 25-9-2015, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, cho rằng có bốn lý do khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam sụt giảm.
Thứ nhất, nguồn cung thế giới dồi dào.
Thứ hai, giá cả ngày càng cạnh tranh. Thứ ba, nhiều nước sản xuất và xuất khẩu gạo mới ra đời như Campuchia, Myanmar. Thứ tư, nỗ lực tự túc lương thực của một số nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo quy luật của thị trường, bốn yếu tố trên ảnh hưởng đến tất cả các nước có tham gia vào thương mại gạo toàn cầu chứ không phải chỉ riêng Việt Nam.
Còn nếu đi sâu vào các yếu tố trên, thậm chí Việt Nam còn có điểm thuận lợi hơn so với các nước xuất khẩu khác.
Cụ thể, xét yếu tố thứ hai - về giá cả, thì Việt Nam là nước nằm trong tốp có mức giá cạnh tranh nhất, sau Pakistan (vào thời điểm hiện tại, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá 330-340 đô la Mỹ/tấn và vẫn cạnh tranh hơn so với các nước còn lại, ngoại trừ Pakistan có giá 310-320 đô la Mỹ/tấn, theo Oryza.com).
Cần loại bỏ những quy định mang tính “trói tay” doanh nghiệp để họ tham gia vào thị trường xuất khẩu, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của thị trường lúa gạo Việt Nam.
Đứng ở góc độ nhà nghiên cứu chính sách, ông Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, cho biết hiện trong ngành lúa gạo có tới hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật, gây chồng chéo, cản trở các thành tố trong chuỗi ngành hàng này phát huy tác dụng.
Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ), chỉ ra nhiều điểm của chính sách còn bất cập, dẫn đến cản trở khả năng cạnh tranh của họ và cả ngành lúa gạo Việt Nam.
Chẳng hạn, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp thì chỉ nông dân được hưởng, doanh nghiệp không được hưởng.
Theo ông Bình, đối với mô hình cánh đồng lớn, tức là mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, ngoài việc liên kết với nông dân, điều quan trọng doanh nghiệp phải làm là đầu tư hệ thống máy sấy để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
“Doanh nghiệp mới là đối tượng đầu tư chứ nông dân có đầu tư đâu?”, ông Bình bức xúc.
Cũng với mô hình cánh đồng lớn, tại hội thảo này, một số doanh nghiệp cho biết Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại áp dụng cho vay và giải ngân vốn theo dự án.
Ví dụ, xây dựng mô hình cánh đồng lớn ở Cần Thơ thì vốn chỉ được giải ngân cho dự án ở Cần Thơ chứ không được giải ngân cho dự án ở những địa phương khác.
Quy định này, theo họ, là không phù hợp với tình hình thực tế.
Còn về việc xuất khẩu gạo, tại diễn đàn “Chính sách nông nghiệp, tăng cường tính cạnh tranh thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” được tổ chức vào ngày 8-9-2015, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo được ban hành năm 2010 đã đưa ngành hàng này trở thành ngành kinh doanh có điều kiện nhằm khống chế số lượng doanh nghiệp tham gia thông qua áp đặt điều kiện quy mô kho chứa và công suất nhà máy xay xát...
Theo ông Thành, cơ chế xuất khẩu gạo chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như vậy đã không tạo cơ hội cho những doanh nghiệp nhỏ cùng tham gia, dẫn đến khả năng cạnh tranh của thị trường lúa gạo Việt Nam so với các nước yếu dần.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dẫn số liệu từ trang thông tin chuyên nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza.com), cho thấy tính đến ngày 15-9-2015, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 6,733 triệu tấn, tăng 2,28% so với cùng kỳ năm ngoái;
Ấn Độ đạt 6,138 triệu tấn, tăng 16,16%; Pakistan đạt 2,735 triệu tấn, tăng 20,11%; Mỹ đạt 2,616 triệu tấn, tăng 39,34%. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đạt 4,152 triệu tấn, giảm 7,69% so với cùng kỳ năm ngoái
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.
Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.
Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.