Chính phủ đồng ý sửa đổi nghị định cá tra

Công văn số 7678/VPCP- KTN của Văn phòng Chính phủ lưu ý trong quá trình soạn thảo nghị định sửa đổi nghị định 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ban, ngành, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định 36.
Theo công văn này, cần tập trung vào các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện nghị định 36; sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các chứng chỉ quốc tế được pháp luật Việt Nam công nhận;
Cân nhắc việc thay thế quy định về hàm ẩm (hàm lượng nước) tối đa và tỷ lệ mạ băng bằng cơ chế doanh nghiệp tự công khai thông tin về thành phần, chất lượng sản phẩm và xem xét việc tiếp tục áp dụng thủ tục đăng ký, xác nhận hợp đồng xuất khẩu cá tra.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề diễn đàn “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm 2-10, ông Phạm Khánh Ly, Phó vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, cho biết về nguyên tắc Chính phủ đã đồng ý sửa đổi, bổ sung một số nội dung của nghị định 36 về cá tra và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.
Tuy nhiên, theo ông Ly, trước khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ký, các Bộ, ban ngành có liên quan còn phải tiếp tục họp, cho ý kiến sửa đổi như thế nào để có sự phù hợp nhất, đảm bảo ngành cá tra phát triển bền vững.
Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất với Chính phủ giữ nguyên quy định mạ băng và hàm ẩm như quy định hiện hành của nghị định 36, tức không vượt quá 83% về hàm ẩm và không vượt quá 10% về mạ băng, nhưng việc thực hiện phải có lộ trình.
Theo đề nghị này, áp dụng mạ băng tối đa 20% và hạm ẩm tối đa 86% cho đến ngày 31-12-2018 và từ ngày 1-1-2019 mới chính thức áp dụng mạ băng không quá 10% và hàm ẩm không vượt quá 83%.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Chính phủ lùi thời hạn để các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31-12-2016, thay vì là 31-12-2015.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đề xuất sửa đổi việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra không phải là điều kiện để cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan (hiện quy định này là điều kiện để cơ quan Hải quan quyết định cho thông quan) và bỏ thu phí của doanh nghiệp khi đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai); đây là công nghệ tưới nước thích hợp nhất hiện nay không chỉ cho người nông dân trồng cỏ mà còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác ở Ayun Pa.