Mường La (Sơn La) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng
Phát huy lợi thế trong vùng hồ Thủy điện Sơn La và các công trình thủy điện trên địa bàn, những năm gần đây, huyện Mường La (Sơn La) chú trọng phát triển nghề nuôi cá lồng cho các xã vùng lòng hồ, tạo ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân...
Toàn huyện hiện có 131 ha mặt nước, phân bổ ở 10/16 xã, thị trấn trên các công trình thuỷ điện lớn nhỏ nằm trên địa bàn.
Những năm qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển nuôi cá lồng tại các xã, thị trấn; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất phù hợp với trình độ dân trí của từng vùng trên địa bàn huyện; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn sản xuất kinh doanh thuỷ sản, nuôi cá nước lạnh có giá trị cao, như: cá tầm, cá hồi...
Đến nay, người dân đã biết lựa chọn hình thức nuôi lồng bằng lưới thay thế hệ thống lồng tre truyền thống, sử dụng thức ăn hợp lý, chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng... Từ năm 2013 đến nay, huyện đã hỗ trợ đóng mới 75 lồng cá cho các xã Chiềng Hoa, Ngọc Chiến, Pi Toong và thị trấn Ít Ong..., với mức hỗ trợ 18 triệu đồng/lồng.
Toàn huyện có gần 30 lồng cá của doanh nghiệp và trường học nuôi thử nghiệm giống cá chất lượng cao; 204 lồng cá tập trung tại các xã: Pi Toong, Chiềng Lao, Mường Trai, thị trấn Ít Ong. Mỗi năm, trừ chi phí bình quân thu lợi 30 triệu đồng/lồng. Sản lượng thuỷ sản toàn huyện đạt hơn 200 tấn/năm.
Ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam - Sơn La chia sẻ: Điều kiện môi trường ở Mường La rất thuận lợi để nuôi cá tầm, tỷ lệ cá sống đạt cao, được nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, cá sinh trưởng và phát triển tốt từ tháng 11 năm 2012, với 900 con, trọng lượng 2 kg/con nuôi ở 20 lồng.
Đến nay, trọng lượng trung bình từ 8-10 kg/con. Công ty đã quy hoạch đầu tư xây dựng trại giống, lồng cá, trên diện tích 9.000 m2 để mở rộng nuôi cá tầm hàng hoá...
Từ một hộ còn nhiều khó khăn, anh Vì Văn Hồng, bản Nà Lo, thị trấn Ít Ong chọn nghề nuôi cá lồng và trở thành hộ sản xuất giỏi của bản, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Năm 2011, anh đầu tư 120 triệu đồng làm 5 lồng cá.
Vừa làm, vừa học hỏi qua sách báo, ti vi và cán bộ khuyến nông của huyện xuống tập huấn, từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau, khi nước hồ lên anh thả cá trắm, chép, rô phi, nguồn thức ăn chủ yếu là ngô, cám gạo và sắn. Cá lồng bán rất được giá, thu hoạch đến đâu, thương lái đến tận hồ mua, trung bình từ 90-100 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, thu lãi khoảng từ 100-120 triệu đồng/năm.
Để nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ phát triển bền vững, huyện Mường La đã xây dựng Kế hoạch phát triển thuỷ sản hàng hoá giai đoạn 2013-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, quy hoạch xây dựng cơ sở sản xuất các giống cá truyền thống như: trắm, chép, mè, rô phi; phát triển nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ tại các xã: Tạ Bú, Chiềng Hoa, Mường Chùm, Chiềng Lao, Nậm Giôn, Ngọc Chiến.
Hằng năm thả 400 kg cá giống xuống hồ thuỷ điện... Hiện huyện đang có chính sách thu hút nhân lực đào tạo chuyên môn thuỷ sản ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nhân dân; xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm thuỷ sản Mường La kết hợp phục vụ khách tham quan du lịch mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước...
Nghề nuôi cá lồng đang là hướng đi đúng, lời giải về việc làm và thu nhập cho nhiều hộ dân không còn đất sản xuất ven lòng hồ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như kích thước lớn, nhanh to, chất lượng thịt thơm ngon, dễ thích nghi với môi trường nuôi. Đặc biệt, đây là loài thủy sản có tốc độ sinh trưởng nhanh, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn
Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.
Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.
Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.
Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.