Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp

Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp
Ngày đăng: 27/08/2013

Ông Trần Hà Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh cho biết: Biến đổi khí hậu đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cấu trúc mùa, nhiệt độ. Lượng mưa gia tăng và phân bổ không đồng đều vào mùa mưa, trong khi lại suy giảm trong mùa khô; nhiệt độ tăng trong mùa hè và chênh lệch lớn về nền nhiệt trong mùa đông sẽ tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài thủy lợi, thủy sản thì trồng trọt được nhận định là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cơ cấu giống chưa hợp lý, vài năm nay lúa vùng lòng chảo Mường Thanh thường xuyên nhiễm bệnh. Trong ảnh: Nông dân xã Thanh Hưng làm cỏ cho lúa.

Đợt mưa lũ kéo dài trong toàn tỉnh vừa qua, đã làm thiệt hại tài sản của nhân dân ước tính lên đến 79,65 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, hiện thống kê sơ bộ của ngành cho thấy: Có 961ha ruộng lúa bị sạt lở, bồi lấp; mất trắng như: TP. Điện Biên Phủ 1,856ha; huyện Điện Biên Đông 80,6ha; huyện Mường Ảng 174ha... 17 công trình thủy lợi bị hư hỏng, trong đó huyện Mường Chà 1 công trình và huyện Tuần Giáo 16 công trình; hệ thống kênh mương bị thiệt hại nghiêm trọng, hiện toàn tỉnh có 4.703m kênh bị hư hỏng; 13 phai tạm và 167m kè kiên cố bị gãy đổ; gần 89ha ao cá và gần 1.000 con gia súc, gia cầm bị nước cuốn trôi.

Biến đổi khí hậu với những tác động ngày càng gia tăng và khó lường đã dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Báo cáo đánh giá của Phòng trồng trọt (Sở Nông nghiệp & PTNT) cho thấy: so sánh nhiệt độ 2 năm: năm 2011 – 2012; nhiệt độ chênh lệch tăng từ 0,2 - 1,90C; nhiệt độ không khí trung bình tháng tại vùng thấp dao động từ 24 – 260C, trong khi đó, vùng núi cao là 30,30C. Tổng lượng bốc hơi năm dao động từ 69-122mm, cao hơn cùng kì năm 2011 từ 11-49 mm.

Do vậy đã làm ảnh hưởng tới việc gieo trồng một số cây trồng cạn như ngô, đậu tương; đặc biệt là cây trồng trên nương. Đây cũng là nguyên nhân bất lợi, làm một số diện tích ngô trong vụ vụ xuân hè 2012 của huyện Điện Biên Đông bị chết do gieo xong thì đúng vào thời điểm nắng nóng, khô hạn.

Nhiệt độ tăng dần hàng năm đã dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Vụ lúa xuân hè 2012 - 2013 vừa qua, ở nhiều xã trong vùng lòng chảo huyện Điện Biên năng suất lúa chỉ đạt 5,5 - 6,3 tấn/ha. Sản lượng cũng như năng suất giảm đáng kể so với các năm trước, bởi do có sự tác động lớn của thời tiết.

Với ngày nắng nhiều, không có rét, nên mặc dù cây sinh trưởng tốt, song sâu bệnh lại phát triển mạnh, nên phần lớn diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn.

Hiện ngành Nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu với 1 số chương trình hành động cụ thể: Tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi mới, cải tạo nâng cấp các công trình hiện có để nâng cao năng lực tích trữ nước cho mùa khô hạn, giảm thất thoát nước.

Xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ sông, suối; áp dụng các biện pháp chống xói mòn đối với nương trên đất dốc kết hợp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.

Cùng với đó là tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm để trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về phát triển nông nghiệp. Đẩy mạnh các đề án, hoạt động trồng rừng; khoanh nuôi tái sinh rừng để nâng cao khả năng hấp thụ khí CO2 của thảm thực vật trên địa bàn góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Hệ lụy từ biến đổi khí hậu là hiện tượng lũ quét và sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chăn nuôi, trồng trọt và môi trường. Các cấp, các ngành cần tăng cường phối hợp để xây dựng đề án sản xuất nông nghiệp; bám sát, dự báo tình hình; ứng phó và xử lý kịp thời để giảm nhẹ thiệt hại.


Có thể bạn quan tâm

Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

08/06/2013
Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên) Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

13/01/2013
Phát Triển Cây Ăn Quả Đặc Sản An Toàn Phát Triển Cây Ăn Quả Đặc Sản An Toàn

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

08/06/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

08/06/2013
Vải Thiều Thanh Hà Đầu Vụ Được Giá Vải Thiều Thanh Hà Đầu Vụ Được Giá

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, giá bán vải quả tại vườn ngày 5 - 6 là 15 nghìn đồng/kg, tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với năm ngoái. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều, sản lượng vải thiều Bắc Giang giảm.

09/06/2013