Mực Ma Góc Khuất Trong Kiểm Soát Chất Lượng Thủy Sản
Gần đây, tại nhiều chợ miền Trung, miền Nam rộ lên hiện tượng mực lạ, mực siêu rẻ với giá khó tin 20.000-30.000 đồng/kg. Thực chất của hiện tượng này là gì?
Tại Huế, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác, người tiêu dùng bỗng xôn xao khi ở các chợ bán loại mực giá rẻ đến bất ngờ. Chỉ 20.000 đồng đã có thể mua 1kg mực loại này. Trong khi, lâu nay phải bỏ ra 150.000-200.000 đồng mới có được 1kg mực tươi. Những người bán hải sản cho rằng, nguồn gốc mực lạ là từ vùng biển Khánh Hòa.
Những người chuyên bán hải sản ở Khánh Hòa khẳng định, đó không phải là mực lạ mà chỉ là mực ma hay mực xà. Chất lượng loại mực này thua xa các loại mực khác như mực ống, mực nang, mực bạch tuộc. Trong khi giá 1kg mực ống hiếm khi thấp dưới 150.000 đồng thì loại mực ma cao lắm cũng chỉ... 30.000 đồng, rẻ hơn 5 lần.
Ngư dân khai thác, người bán hải sản dễ dàng phân biệt đâu là mực ma, đâu là các loại mực khác. Nhưng với người tiêu dùng, không phải ai cũng phân biệt được.
Một người bán hải sản tươi cho biết: “Thường khách lạ vẫn mua, khách du lịch ở xa tới không biết thì mua, thậm chí người ở đây cũng không biết”.
Loại mực ma thường được đưa vào chế biến để làm thành mực khô, mực tẩm. 1kg mực khô thông thường giá lên đến 500.000-600.000 đồng. Nhưng 1kg mực khô chế biến từ mực ma, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Chuyện trộn lẫn loại mực này với mực khác là có thực. Mực ma được những người bán dạo đưa lên tàu bất chấp quy định. Có cả chục người chuyên “nhảy” tàu để bán mực khô. 150.000 đồng /kg là mức giá đầu tiên mà họ đưa ra nhưng sau đó, sẵn sàng bán chỉ 80.000 đồng.
Không ít người tiêu dùng bị mắc lừa. Rõ ràng, bản thân mực ma không có lỗi trong chuyện này. Nguyên nhân chính là kiểu bán hàng “ma”. Và đây chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy những hạn chế của việc tổ chức thị trường thủy sản trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội vừa có buổi kiểm tra vùng sản xuất cây ăn quả tập trung tại xã Kim An, huyện Thanh Oai.
Những ngày này, hàng trăm hộ nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang bắt tay vào thu hoạch vụ cam chính. Năm nay, cam Vinh được mùa. Tuy nhiên, hầu hết các hộ trồng cam phải tự tìm đầu ra, nguồn tiêu thụ khá bấp bênh...
Cứ đến tháng 9, 10 âm lịch, ngư dân đưa tàu lên bờ tu sửa cho chuyến biển mới vào cuối năm. Biển động, tàu nằm bờ “làm nước”, tiền của cứ thế “đội nón” ra đi. Bao nhiêu âu lo bủa quanh xóm làng nghề biển trong mùa... ra tiền.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2015 của Việt Nam có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn, và tình hình xuất khẩu gạo còn tương đối khả quan trong những tháng đầu năm 2016.
Doanh nghiệp và người chăn nuôi “bắt tay” để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cắt giảm khâu trung gian, nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm “sạch”, chất lượng, giá hợp lý nhất… Đó là mô hình về chuỗi liên kết đang được Hà Nội thực hiện.