Mưa Trái Mùa, Muối Hút Hàng

Liên tiếp trong những ngày vừa qua trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thường xuyên xuất hiện mưa to trái mùa, khiến hơn 2.800 ha muối đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch của bà con diêm dân ở địa phương này bị mất trắng, ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng.
Trong đó, huyện Đông Hải là địa phương có diện tích muối bị hư hại nhiều nhất, với khoảng hơn 2.000ha. Theo ngành chức năng thì thời gian qua thời tiết bất thường gây ảnh hưởng không nhỏ về mặt kinh tế cho bà con diêm dân. Những lúc nắng nóng thì diêm dân tranh thủ ra đồng làm muối đến lúc muối gần cho thu hoạch thì trời lại mưa. Nhiều bà con diêm dân cho biết, mùa khô đã gần qua nhưng đến thời điểm này hiếm có người nào sản xuất được muối. Hàng trăm triệu đồng đổ vào những vụ sản xuất muối đã thành nước. Đây là một năm mà bà con chịu nhiều tổn thất nhất từ trước đến nay.
Theo thống kê của ngành chức năng, hiện lượng muối cũ còn tồn đọng trong dân khoảng 7.000 tấn. Với lượng muối này hiện tại bà con rất dễ bán mà giá lại cao vì hầu hết nghề sản xuất muối ở Bạc Liêu từ đầu năm đến nay bị thất thu. Được biết, giá muối đen vào thời điểm này có giá từ 800-900 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua; muối trắng giá từ 1.200-1.700 đồng/kg, quân bình mỗi kg muối các loại ở thời điểm này đều tăng từ 400- 600 đồng/kg mà vẫn không đủ muối để bán.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân trồng mía tại ĐBSCL đang rất phấn khởi do thu hoạch mía bán được giá cao hơn từ 200 - 300 đồng/kg so với hồi đầu vụ ép mía 2015 - 2016 (thời điểm tháng 9-2015) và tăng hơn bình quân khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

Một trong những đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai là trà Phú Hội. Trà trồng trên vùng đất thuộc xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) dù nấu lá uống tươi hay uống trà đã sao, phơi khô cũng đều thơm ngon, đậm đà hơn hẳn trà ở nơi khác.

Thời gian qua, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động như: Nuôi gà công nghiệp, bò sữa, trồng rau màu, ổi không hạt, chanh bông tím...

Có thời điểm tin gỗ sưa đỏ “đắt như vàng” khiến cho những khu rừng ở Nam Đông (Thừa Thiên Huế) nhộn nhịp người kiếm tìm, lục lọi. Tuy cây sưa thưa dần trên những cánh rừng nguyên sinh nhưng loại cây được xem là quý hiếm này lại được trồng nhiều trong các mảnh vườn hộ gia đình.