Đây là thời điểm tốt để tái canh cao su

Đây là thông tin được Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) đưa ra tại hội thảo giới thiệu về tính hợp pháp của gỗ cho ngành cao su do hiệp hội tổ chức tại TPHCM vào ngày 14-10.
Theo tính toán của VRA, nếu căn cứ trên diện tích cao su trồng từ năm 1981 đến nay, diện tích cây cao su đến thời kỳ thanh lý trồng lại từ năm 2016 đến 2040 sẽ vào khoảng 15.000 -30.000 héc ta mỗi năm.
Có thời điểm sẽ trên 48.000 héc ta/nămLượng gỗ cao su cung cấp cho thị trường khoảng từ 3-9 triệu mét khối gỗ tròn, tương đương từ 0,4 -1,4 triệu mét khối gỗ sơ chế mỗi năm.
Giá trị gỗ cao su có thể mang lại cho người trồng từ 100-140 triệu đồng/héc ta, trong khi chi phí đầu tư cho 1 héc ta từ khi mới trồng đến khi khai thác mủ trong 6-8 năm đầu là khoảng từ 70-100 triệu đồng/héc ta.
Vì thế, theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng VRA, vào thời điểm này, người trồng cao su có thể chặt bỏ vườn cao su già cỗi để tái canh trở lại.
“Hiện giá cao su đang xuống thấp, một phần do cung vượt quá cầu, vì thế, đây là lúc thích hợp để người dân, doanh nghiệp có vườn cao su già cỗi có thể tái canh trở lạiCách này cũng giúp giảm nguồn cung mủ cao su và như vậy có thể tác động đến giá cao su tăng trở lại”, bà Hoa nói.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá cao su xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 1.451 đô la Mỹ/tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2014Hiện tại, giá cao su loại SVR3L tại các tỉnh Đông Nam bộ, Miền trung dao động từ 27.000 -27.3000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với thời điểm trung tuần tháng 5-2015.
Liên quan đến gỗ cao su, bà Hoa cho biết, hiện nay, nguồn gỗ này của Việt Nam đang xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung QuốcLâu nay, những quốc gia này chưa đòi hỏi bên xuất khẩu phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nhưng trong thời gian tới họ sẽ đưa ra yêu cầu này.
Theo VRA, hiện tại, cao su Việt Nam đang trồng trên đất lâm nghiệp và đều là sản phẩm hợp phápTuy nhiên, cái khó là lâu nay doanh nghiệp chưa quan tâm đến những thủ tục, quy định nên chưa làm và trong xu thế hội nhập, thời gian tới, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải có chứng chỉ cho gỗ cao su khi xuất khẩu, là yêu cầu không thể thiếu trong các hợp đồng mua bán gỗ các loại.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

Từ sáng sớm tới chiều muộn, chợ Hà Vỹ không lúc nào ngớt người ra vào. Người mua kẻ bán mặc cả, gia cầm kêu inh ỏi. Vợ anh Thường, chủ ki ốt B3 cho biết, đều như vắt chanh, ngày hai lượt chiếc loa truyền thanh chợ Hà Vỹ oang oang bản tin cảnh báo dịch cúm H5N6.