Mưa Trái Mùa, Muối Hút Hàng
Liên tiếp trong những ngày vừa qua trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thường xuyên xuất hiện mưa to trái mùa, khiến hơn 2.800 ha muối đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch của bà con diêm dân ở địa phương này bị mất trắng, ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng.
Trong đó, huyện Đông Hải là địa phương có diện tích muối bị hư hại nhiều nhất, với khoảng hơn 2.000ha. Theo ngành chức năng thì thời gian qua thời tiết bất thường gây ảnh hưởng không nhỏ về mặt kinh tế cho bà con diêm dân. Những lúc nắng nóng thì diêm dân tranh thủ ra đồng làm muối đến lúc muối gần cho thu hoạch thì trời lại mưa. Nhiều bà con diêm dân cho biết, mùa khô đã gần qua nhưng đến thời điểm này hiếm có người nào sản xuất được muối. Hàng trăm triệu đồng đổ vào những vụ sản xuất muối đã thành nước. Đây là một năm mà bà con chịu nhiều tổn thất nhất từ trước đến nay.
Theo thống kê của ngành chức năng, hiện lượng muối cũ còn tồn đọng trong dân khoảng 7.000 tấn. Với lượng muối này hiện tại bà con rất dễ bán mà giá lại cao vì hầu hết nghề sản xuất muối ở Bạc Liêu từ đầu năm đến nay bị thất thu. Được biết, giá muối đen vào thời điểm này có giá từ 800-900 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua; muối trắng giá từ 1.200-1.700 đồng/kg, quân bình mỗi kg muối các loại ở thời điểm này đều tăng từ 400- 600 đồng/kg mà vẫn không đủ muối để bán.
Related news
Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 4 đợt nước mặn xâm nhập lên huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Nhưng nước mặn không vượt qua Ngã Năm, nhờ vậy, vùng sản xuất lúa ổn định của tỉnh Bạc Liêu không bị mặn xâm nhập.
Vụ xuân hè 2014, nhiều nông dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã chọn giống bắp nếp lai AG 500 để trồng nhưng đến thời điểm thu hoạch, trái không lớn, ít hạt, nếu có thì hạt rất cứng nên không thương lái nào đến mua.
Điều đáng nói là, sau 3 năm triển khai Chương trình, một số giống lúa chất lượng cao đã được khẳng định, trở thành giống cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Đây là xu hướng mà nhiều nông dân tham gia các cánh đồng mẫu lớn ở Đông Thạnh (TX Bình Minh), Xuân Hiệp (Trà Ôn), Long An (Long Hồ) cũng đang hướng đến. Tại 3 nơi đã thực hiện như Tân An Luông, Mỹ Lộc, Tân Long, diện tích sản xuất lúa VietGAP cũng tiếp tục được mở rộng thêm và nhiều nông dân rất muốn được tham gia.
Tại diễn đàn “Liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 31/5/2014 tại Bến Tre, bên cạnh chia sẻ về sản xuất và tiêu thụ trái cây, một số nhà chuyên môn đã đưa ra những khuyến cáo cần thận trọng đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này. Dù xuất khẩu trái cây đang tăng cao.