Hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký đạt gần 5,7 triệu tấn

Cụ thể, theo báo cáo của VFA, trong tổng số 5,695 triệu tấn gạo đã ký bán, có 4,618 triệu tấn thuộc hợp đồng thương mại, chiếm 81,09% và 1,077 triệu tấn thuộc hợp đồng tập trung, chiếm 18,91%.
Trong khi đó, về tình hình xuất khẩu, theo VFA, lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 8-10-2015 đạt 4,394 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ.
Như vậy, sau khi cân đối giữa số lượng hợp đồng đã ký và lượng hàng đã giao cho đối tác, doanh nghiệp hội viên của VFA vẫn còn hơn 1,3 triệu tấn gạo đang chờ giao cho đối tác.
Về diễn biến hàng tồn kho, báo cáo của VFA cho thấy tính đến cuối tháng 9-2015, tổng lượng gạo tồn kho ở các doanh nghiệp hội viên của đơn vị này còn gần 1,6 triệu tấn các loại, trong đó Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) tồn kho 125.500 tấn;
Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) tồn kho trên 544.800 tấn; và các doanh nghiệp hội viên khác tồn kho trên 916.500 tấn.
Như vậy, so với số lượng hợp đồng xuất khẩu còn lại chưa giao (1,3 triệu tấn), doanh nghiệp hội viên của VFA sẽ chủ động được nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Về diễn biến thị trường lúa gạo nội địa, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp Yến Ngọc (TPHCM), cho biết tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá 6.600-6.800 đồng/kg (tùy loại), tăng 200-300 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần này và tăng tổng cộng khoảng 500-600 đồng/kg so với trước thời điểm Việt Nam trúng thầu bán 450.000 tấn gạo cho Philippines hôm 17-9 vừa qua.
Giá lúa IR 50404 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện cũng nhảy vọt lên mức 4.600-4.700 đồng/kg so với mức 4.400-4.500 đồng/kg hồi đầu tuần này.
Tuy nhiên, theo bà Yến, hiện sức mua của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang có xu hướng giảm trở lại. “Chỉ doanh nghiệp nào chưa đủ hàng người ta mới “gom”, chứ có hàng rồi thì họ không “gom” nữa vì mức giá này là quá cao, “gom” vào sẽ không có lãi nữa,” bà nói.
Trong khi đó, giá xuất khẩu gạo hiện được doanh nghiệp ở ĐBSCL chào bán vẫn ổn định so với hồi đầu tuần này, ở mức 355-365 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 5% tấm; và 335-345 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 25% tấm.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa những giống cây trồng mới vào sản xuất trên các vùng đất khác nhau nhằm phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên có một thực tế đáng quan ngại hiện nay là năng suất cây trồng giảm mạnh sau một thời gian ngắn canh tác, sâu bệnh phát sinh gây hại tràn lan, chất lượng sản phẩm kém, tính cạnh tranh thấp. Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do nguồn giống không đảm bảo, chưa qua kiểm dịch thực vật.

Dẫu còn phải lụy phà giang nhưng người dân ở cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đang có một niềm vui mới to lớn hơn. Đó là trong tương lai không xa, trái nhãn nơi đây sẽ xuất sang Mỹ.

Giá trị kinh tế từ con TCX ngày càng được khẳng định, do đó TCX không chỉ bó hẹp ở một vài địa phương mà đang phát triển với qui mô ngày càng lớn ở nhiều vùng đất trồng lúa của huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, TX.Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và cả ở vùng đất trũng xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười.

Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.

Tại các chợ lẻ ở TP.HCM, ngoài táo, lê, nho từ Mỹ, Úc, New Zealand, trái cây Trung Quốc thì các loại trái như bòn bon, me, sầu riêng, nhãn… từ Thái Lan cũng chiếm một vị trí quan trọng trên các kệ hàng của tiểu thương. Trái cây Thái đang được nhập về số lượng ngày càng lớn.