Hơn 3,6 Tỷ Đồng Bồi Thường Cho Đàn Bò Và Lợn

Sáng 31/3, Ban Chỉ đạo Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm BHNN thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2013.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo BHNN TP Hà Nội, sau hai năm triển khai thí điểm BHNN trên địa bàn TP, đã có 2.912 hộ dân thuộc hai huyện Chương Mỹ và Ba Vì tham gia, trong đó hộ nghèo chiếm 27,47%, hộ cận nghèo chiếm 9%, ngoài ra còn có hộ thường và các tổ chức, trang trại. Tổng số đàn lợn, bò sữa được đưa vào bảo hiểm với tổng kinh phí bảo hiểm hơn 5,1 tỷ đồng.
Đến ngày 31/12/2013, Công ty Bảo việt Đông Đô đã phố hợp với các trạm Thú y của huyện Chương Mỹ và huyện Ba Vì cùng UBND các xã bồi thường số lợn và bò sữa bị chết thuộc phạm vi bảo hiểm với số tiền bồi thường là hơn 3,6 tỷ đồng.
Trong đó, ở huyện Ba Vì số bò sữa chết là 66 con, tiền bồi thường là hơn 1,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường đạt 83,1%; số lợn chết 121 con với số tiền bồi thường là hơn 280 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường đạt 59%. Tại huyện Chương Mỹ, số lợn chết là 861 con, số tiền bồi thường là hơn 1,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 62%.
Để bảo hiểm nông nghiệp đi vào thực tiễn có hiệu quả, giúp cho người chăn nuôi hạn chế được rủi ro, yên tâm đầu tư sản xuất, các đại biểu tham gia Hội nghị đề nghị nên điều chỉnh và bổ sung một số điều, như: Giảm phí bảo hiểm ở mức thấp hơn để số đông hộ nông dân được tham gia, đồng thời đơn giản các thủ tục. Nên mở rộng phạm vi BHNN, nhất là đối với bò sữa cần mở rộng hơn nữa về bệnh sinh sản, bệnh ký sinh trùng đường máu...
Cũng tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo BHNN TP Hà Nội đã tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thí điểm BHNN trên địa bàn TP.
Có thể bạn quan tâm

Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.

Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.

Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.

Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.